IV. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TỔNG THỂ
1. Sự cần thiết áp dụng phương pháp tiếp cận mô hình CGE
Mặc dù nếu nắm được tác động chi tiết đối với từng ngành, lĩnh vực thì cũng rất tốt,
39
Một số nước này có hiệp định song phương với nhau, trong khi nhiều thành viên khác tham gia đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP. Tuy nhiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc không có FTA song phương với nhau, ngoại trừ các FTA ba bên.
12
nhưng nếu chỉ phân tích cân bằng từng phần thì không giúp đưa ra được cái nhìn tổng thể của toàn bộ nền kinh tế vốn gắn liên với các dòng luân chuyển nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ) trong nội ngành cũng như giữa các ngành và thường gắn liền với sự thay đổi trong hành vi của hộ gia đình và doanh nghiệp. Bởi vậy, các mô hình cân bằng tổng thể là phương tiện giúp bổ sung năng lực phân tích nhằm nắm bắt được các tác động qua lại trong toàn bộ nền kinh tế bằng cách gắn kết các ngành thông qua các bảng đầu vào – đầu ra và gắn kết các nền kinh tế với nhau qua dòng luân chuyển thương mại. Các mô hình này cũng xem xét được việc sử dụng các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và đất đai. Kết quả cân bằng tổng thể thường thấp hơn so với kết quả của các mô hình cân bằng từng phần vì không thể xảy ra tình huống mọi ngành đều có thể mở rộng nhanh chóng cùng một lúc được. Một ngành chỉ có thể mở rộng trước điều kiện cơ hội xuất khẩu gia tăng và sẽ phải thu hút các nguồn lực từ ngành khác chuyển sang, qua đó là giảm dần sản lượng của ngành khác. Điều này có thể thấy rõ trong kết quả được trình bày ở dưới đây. Ví dụ như, sự mở rộng của ngành dệt và may mặc sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch nguồn lực từ các ngành khác trước đây vẫn cạnh tranh thu hút vốn và lao động với ngành dệt và may chẳng hạn.
Thông qua phân tích các mức thuế suất được cắt giảm đối với từng ngành, hoặc đối với từng dòng thuế, có thể ước tính khá chính xác tác động đối với giá cả, sản lượng, mức tiêu dùng và xuất khẩu, nhập khẩu đối với mỗi ngành. Nhưng nếu chỉ xem xét đến thuế quan thôi thì chưa đủ. Vì nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp khác với vai trò là hàng hóa trung gian, nên giá cả giảm xuống sẽ đem lại lợi ích cho các ngành sử dụng sản phẩm đó làm đầu vào. Ví dụ như, xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm dệt sẽ giúp ngành may mặc của một nước trở nên cạnh tranh hơn. Như vậy, chính quan hệ tương tác này đòi hỏi phải cân nhắc tới nhiều yếu tố khi đánh giá một biện pháp điều chỉnh chính sách. Trường hợp có nhiều biến số liên quan được đưa vào đánh giá, thì mô hình tính toán cần phải tính được các mối quan hệ tác động qua lại như trên. Các mô hình thương mại thường đưa ra các con số tính toán về tác động của các điều chỉnh trong chính sách thương mại đối với nhiều biến số kinh tế, như xuất khẩu, nhập khẩu, thu thuế XNK, sản lượng, việc làm, tiền lương và thu nhập quốc dân. Các mô hình này có thế mạnh trong việc giúp hiểu rõ sự tương tác giữa các lực lượng kinh tế, và cho phép so sánh các tác động có thể so sánh được của các chính sách khác nhau. Các mô hình này có thể giúp nêu bật được các kết quả bất ngờ hoặc không mang tính trực quan, qua đó giúp các cơ quan xây dựng chính sách có thể lựa chọn được các biện pháp chính sách phù hợp và các biện pháp thực hiện hỗ trợ kèm theo.
Một đặc điểm quan trọng thứ hai của các mô hình cân bằng tổng thế đó về ước lượng tác động thuế. Một sắc thuế đánh vào sản xuất sẽ tác động dây chuyền lên toàn bộ quá trình luân chuyển của hàng hóa và một phần được người tiêu dùng gánh, có thể nói tác động này ngược với tác động của yếu tố tăng năng suất lao động giúp làm giảm chi phí đối với người sản xuất và phần nào giảm bớt giá hàng hóa đối với người tiêu dùng. Cơ chế truyền dẫn về chi phí này cho thấy thuế đánh vào hàng nhập khẩu không khác gì thuế đánh vào xuất khẩu, đặc biệt là nếu thuế nhập khẩu được áp dụng đối với các
13
hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất xuất khẩu. Ví dụ như thuế nhập khẩu đánh vào hàng dệt may sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng may mặc.40
Sự thay đổi sản lượng của từng ngành được chi phối bởi nhiều yếu tố:
(i) Mức độ tham vọng của dự kiến chính sách cải cách (mức độ cam kết tự do hóa);
(ii) Sự thay đổi về nhu cầu đối với hàng hóa; và
(iii) Cơ cấu chi phí, quyết định khả năng chuyển dịch nguồn lực từ hoạt động này sang hoạt động khác.