III. PHÂN TÍCH NGÀNH
5. Ngành dịch vụ
5.1. Các đặc điểm của 4 ngành dịch vụ
Tổng quan ngành dịch vụ Việt Nam
Trong thập kỷ qua, ngành dịch vụ đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và trở thành nhân tố thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế nói chung của Việt Nam. Trong khủng hoảng toàn cầu, GDP của khu vực dịch vụ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và thậm chí đạt cao hơn so với ngành công nghiệp chế tạo trong các năm 2008, 2009, 2011 và 2012, là giai đoạn khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới. Đây là những bằng chứng quan trọng thể hiện lợi thế và thế mạnh của ngành dịch vụ trong các thời kỳ suy thoái kinh tế và vai trò của khu vực dịch vụ là động lực chính cho phát triển kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Sơn và Vũ Thanh Hương, 2013).
Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam không thay đổi đáng kể từ năm 2000 và ổn định ở mức khoảng 37-38% các năm 2011 và 2012, đây là mức thấp hơn nhiều so với nhiều nước trên thế giới. Điều này cũng cho thấy quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam sang nền kinh tế dịch vụ vẫn còn diễn ra khá chậm chạp. Cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn mang tỷ trọng lớn các ngành truyền thống và các
26
Báo cáo của Dự án EU-MUTRAP về Đánh gia tác động của FTA EU - Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam đã phân tích ngành dịch vụ khá sâu sắc – là nguồn tham khảo chuyên sâu.
27 Để có thông tin chi tiết, xem thêm Báo cáo của Dự án EU-MUTRAP về Đánh giá tác động của FTA EU - Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam.
94
dịch vụ phục vụ tiêu dùng cuối cùng (Viện quản lý kinh tế trung ương - CIEM, 2013).
Số lượng doanh nghiệp dịch vụ tăng đáng kể từ 35,826 lên 247,545 trong giai đoạn 2002-2011. Trong cả giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp dịch vụ đều cao hơn so với mức bình quân. Tỷ trọng các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ cũng không ngừng tăng lên mang tính xu hướng, ngoại trừ năm 2008, và đến năm 2011 đã đạt tỷ trọng 64%. Điều này cho thấy tính chất phổ biến và vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam (Nguyễn Hồng Sơn và Vũ Thanh Hương, 2013).
Dịch vụ cũng là ngành tạo ra nhiều việc làm ở Việt Nam. Do các doanh nghiệp dịch vụ có thể khởi nghiệp với số vốn nhỏ, nên ngành dịch vụ có thế mạnh về tạo ra nhiều cơ hội cho laođộng với số vốn nhỏ nhất, bao gồm cả công việc tự làm chủ đồng thời cũng có hiệu suất cao về kinh tế. Năm 2012, tổng số lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 16.3 triệu lao động, chiếm 31.4% tổng số việc làm. Con số tương ứng vào thời điểm Quý III/2013 là khoảng 16.9 triệu, tương đương 32%. Phần dưới đây sẽ xem xét mức đóng góp vào GDP, số lượng doanh nghiệp và việc làm ở trong 4 ngành dịch vụ được đưa vào phạm vi nghiên cứu.
Khu vực dịch vụ phân phối28
Mức đóng góp vào GDP, số doanh nghiệp và việc làm
Khu vực phân phối ở Việt Nam29 đóng vai trò kinh tế quan trọng. Là thị trường 90 triệu dân với tốc độ tăng thực tế và tiềm năng ở mức cao, có sự ổn định chính trị và cơ cấu dân số trẻ đi cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, nên thị trường phân phối ở Việt Nam có sức hấp dẫn cao đối với cả nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước.
Thương mại bản buôn và bán lẻ là ngành dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam xét từ góc độ đóng góp vào GDP. Năm 2012, ngành bán buôn bán lẻ30
đóng góp 423,919 tỷ đồng vào GDP, chiếm 13.1% GDP và 31.3% tổng giá trị ngành dịch vụ trong GDP. Năm 2013, tỷ trọng ngành này trong GDP giảm xuống trong tổng giá trị ngành dịch vụ (31%) nhưng lại tăng lên trong GDP chung (13.4%) (TCTK, 2013c). Ngành phân phối hiện vẫn là ngành dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam.
Ngành này bao gồm 128,968 doanh nghiệp trong năm 2011, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tương ứng khoảng 33.4% tổng số doanh nghiệp và 52% doanh nghiệp dịch vụ. Năm 2012, theo điều tra của GSO, thì số doanh nghiệp phân phối đã tăng lên đáng kể lên mức 143,531.
Cho tới Quý III/2013, ngành phân phối sử dụng khoảng 6.6 triệu lao động, chiếm khoảng 12.6% tổng số lao động của nền kinh tế 39.4% số lao động trong ngành dịch vụ (TCTK, 2013a). Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng của ngành thuộc loại thấp nhất
28 Theo phân loại của Phân loại Sản phẩm Trung tâm của LHQ được sử dụng trong GATS (Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ), thì ngành dịch vụ phân phối bao gồm 4 phân ngành dịch vụ chính gồm: đại lý hoa hồng, thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ và nhượng quyền
29
Theo số liệu thống kê của TCTK Việt Nam thì số liệu dịch vụ phân phối bao gồm bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ôtô - xe máy .
30
95
trong các ngành dịch vụ, ở mức 3,774,000 đồng/lao động và chỉ cao hơn đối với nhóm lao động giúp việc gia đình mà thôi. Điều này phần nào cũng phản ánh năng suất lao động khá thấp, có lẽ là do mức độ đào tạo chưa cao đối với lao động trong ngành phân phối.
Các phân ngành phân phối
Theo điều tra do một số công ty đa quốc gia thực hiện, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng với mức 23%, đây là tỷ lệ tăng cao nhất trong các nước Châu Á (Minh Ngân, 2014). Ngành phân phối bán lẻ ở Việt Nam được thống trị bới các cửa hàng gia đình quy mô nhỏ và thị trường tổ chức theo kiểu truyền thống, trải dài trên cả nước và được coi là mô hình phổ biến ở các vùng nông thôn. Đến cuối năm 2012, Việt Nam có 8,547 chợ truyền thống, 659 siêu thị và 115 trung tâm thương mại (TCTK, 2012).
Gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã nhanh chóng bắt kịp với thị trường toàn cầu, phát triển từ hình thức thị trường đơn giản, thô sơ trở thành khu vực kinh tế quan trọng. Ngành bán lẻ hiện đại ví dụ như cửa hàng tiện lợi, siêu thị và trung tâm mua sắm đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam mặc dù thị phần của các hình thức hiện đại này còn khá nhỏ, mới chỉ đạt 20% vào đầu năm 2014. Số lượng siêu thị tăng trưởng với tốc độ 20% trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, trong khi số trung tâm mua sắm tăng lên với mức 72% (WTO, 2013).
Hiện nay, dịch vụ phân phối qua các kênh thương mại điện tử, TV điện tử, điện thoại di động đang tăng nhanh, nhờ sự phát triển mạnh mẽ về số lượng phương tiện máy tính cá nhân, số người dùng Internet và phương tiện thông tin truyền thông. Kênh phân phối này có lợi thế là chi phí thấp và giúp giao hàng nhanh, và do đó được coi là có tiềm năng lớn ở Việt Nam giúp thúc đẩy dịch vụ phân phối theo Mode 1 trong tương lai.
Nhượng quyền ở Việt Nam phát triển mạnh trong các lĩnh vực của hàng ăn nhanh, bán lẻ, giáo dục và bất động sản. Cùng với dịch vụ nhượng quyền, còn có sự phát triển và hình thành nhanh chóng các tổ chức đại lý và văn phòng đại diện nước ngoài tham gia vào dịch vụ phân phối qua đó đã giúp tạo điều kiện cho các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam.
Dịch vụ tài chính31
Mức đóng góp vào GDP, số doanh nghiệp và việc làm
Dịch vụ tài chính32
là ngành dịch vụ lớn thứ 3 xét về cơ cấu đóng góp trong GDP, đứng sau ngành phân phối và bất động sản năm 2012, nhưng là ngành đứng thứ 2 năm 2013. Ngành này đóng góp 12.76% trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ và 5.53% trong GDP 2013.
Năm 2012, theo kết quả Điều tra doanh nghiệp của TCTK, dịch vụ tài chính bao gồm 2,830 doanh nghiệp, trong đó có 1,171 doanh nghiệp nhà nước, 1,639 doanh nghiệp
31
Theo phân loại CPC của LHQ được sử dụng trong GATS, thì dịch vụ tài chính gồm 3 phân ngành: bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và tài chính khác, và các dịch vụ khác.
32 Theo số liệu của TCTK Việt Nam, số liệu dịch vụ tài chính bao gồm bảo hiểm, tái bảo hiểm, quy hưu trí; các hoạt động tài chính và dịch vụ tài chính khác.
96
tư nhân và 20 doanh nghiệp nước ngoài. Phân ngành dịch vụ tài chính ngân hàng chứng khoán và tài chính khác có số doanh nghiệp là 2,099, còn phân ngành bảo hiểm chỉ có 179 doanh nghiệp. Tuy nhiên, phân ngành bảo hiểm có số lượng doanh nghiệp tăng gần gấp 2 lần trong giai đoạn 2008-2012, còn số lượng tổ chức tài chính khác thay đổi không nhiều. Ngoài ra, kể từ sau khi gia nhập WTO, sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành bảo hiểm cũng gia tăng. Giai đoạn 2007- 2013, có 8 giấy phép phi nhân thọ, 9 giấy phép nhân thọ và 4 giấy phép môi giới được cấp thêm.
Khu vực dịch vụ tài chính sử dụng khoảng 314,000 lao động năm 2012 và 319,000 năm 2013 và chiếm tỷ lệ lao động 0.6% của nền kinh tế và 1.9% lực lượng lao động trong ngành dịch vụ nói chung trong 2 năm 2012-2013 (TCTK, 2014a; TCTK, 2013b). Hầu hết người làm việc trong ngành dịch vụ tài chính đều có tuổi đời trẻ và được đào tạo tốt. Tiền lương hàng tháng của người lao động trong ngành dịch vụ tài chính là 6,855,000 đồng, xếp thứ 3 trong tất cả các ngành dịch vụ, đứng sau lương của các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp bất động sản theo số liệu 2012.
Các phân ngành thuộc dịch vụ tài chính
Kết quả hoạt động của ngành dịch vụ tài chính bị ảnh hưởng đáng kể bởi khủng hoàng kinh tế toàn cầu 2009. Tổng doanh thu 2009 giảm 32% so với năm 2008. Tuy nhiên, ngành này đã phục hồi đáng kể trong 2010 và tăng gấp đôi năm 2011. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành đi xuống đôi chút trong 2012 do suy giảm kinh tế. Cũng cần lưu ý là doanh thu tăng trưởng trong 2010 và 2011 còn chịu tác động đáng kể của lạm phát, ở mức 12% năm 2010 và 18.12% năm 2011.
Trong các phân ngành dịch vụ tài chính, lĩnh vực bảo hiểm chịu ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ gắn với các hoạt động xây dựng và vận tải. Doanh thu của lĩnh vực bảo hiểm giảm 3 lần trong giai đoạn 2008-2009 và khoảng 10% trong các năm 2011-2012. Trong phân ngành này, tổng doanh thu bao gồm doanh thu phí bảo hiểm và thu nhập từ hoạt động đầu tư. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ cao hơn so với phí từ bảo hiểm nhân thọ, trong cả 2 năm 2011-2012. Về hoạt động đầu tư, tổng doanh thu từ đầu tư của ngành bảo hiểm năm 2012 giảm 10.7% so với năm 2011, đạt 9,321 tỷ đồng, trong đó 7,576 tỷ đồng là từ mảng nhân thọ và 1,745 tỷ đồng từ phi nhân thọ. Năm 2012, hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ đóng góp 1.9% trong cơ cấu GDP, còn hoạt động nhân thọ và đầu tư của ngành bảo hiểm đóng góp lần lượt là 0.69% và 0.39%, (Bộ Tài chính, 2013)..
Tổng lợi nhận của ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, giảm gần 50% so với năm 2011. Lợi nhuận của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank và BIDV cũng giảm xuống. Các ngân hàng thương mại tư nhân cũng chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế ở mức độ cao hơn so với các ngân hàng nhà nước và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
Là nước đang phát triển, nên dịch vụ tài chính ở Việt Nam là ngành đầy hứu hẹn với tốc độ tăng trưởng cao trong tương lại. Tuy nhiên, có một số hạn chế cơ bản đối với sự phát triển của ngành này ở Việt Nam trong tương lại, bao gồm cả các bất ổn về kinh tế vĩ mô, các rào cản về quy định quản lý và tỷ lệ nợ xấu cao. Những hạn chế này cần được giải quyết để các ngân hàng và tổ chức tín dụng ở Việt Nam được tái
97
cấu trúc và sẵn sàng hơn trong cuộc cạnh tranh với nước ngoài trong bối cảnh có hiệp định RCEP hoặc các thỏa thuận thương mại khác.
Dịch vụ nghề nghiệp33
Mức đóng góp vào GDP, số doanh nghiệp và việc làm
Dịch vụ nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong vận hành các chức năng của nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam do đây là ngành sử dụng nhiều lao động chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao và được cung cấp qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy vậy, ngành này hiện còn có quy mô nhỏ bé ở Việt Nam. Ngành này đóng góp ở mức khiêm tốn 1.29% và 1.34% vào GDP các năm 2012-2013, tương đương 41974 và 48044 tỷ đồng .
Trong 2012, số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nghề nghiệp 34
ở Việt Nam tăng lên 28781, trong đó phân ngành thiết kế kỹ thuật có 13228 doanh nghiệp, và ngành quảng cáo – nghiên cứu thị trường có 6779 doanh nghiệp là 2 phân ngành đứng đầu về số lượng doanh nghiệp. Một đặc điểm đáng chú ý của ngành dịch vụ nghề nghiệp đó là có rất ít các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2012, số lượng DNNN trong khu vực này là 2063, chiếm 7% trong khi số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác chiếm tới 93% với 26762 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình phổ biến trong ngành dịch vụ nghề nghiệp, nhưng gần đây ngành này cũng chứng kiến sự xuất hiện gia tăng của các doanh nghiệp đa quốc gia quy mô lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ kế toán kiểm toán và dịch vụ pháp lý.
Số lượng lao động sử dụng trong ngành dịch vụ nghề nghiệp tăng qua các năm với tổng số là 258600 người, tính tại thời điểm Quý III/2013, tương đương 0.5% tổng số lao động nói chung và 1.53% lao động trong ngành dịch vụ nói riêng. Như vậy, số lượng việc làm trong ngành này còn khá thấp. Tuy nhiên, ngành này đóng vai trò quan trọng tạo nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội với 75.9% lao động đã qua đào tạo, xếp thứ 2 sau dịch vụ tài chính (TCTK, 2013a; GSO, 2013d) đồng thời là ngành tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngành kinh doanh.
Các phân ngành dịch vụ nghề nghiệp
Theo kết quả điều tra của TCTK năm 2012, tổng doanh thu của ngành này năm 2012 tăng mạnh và đạt 136231 tỷ đồng, so với mức 95103 tỷ đồng năm 2011. Phân ngành thiết kế kỹ thuật đạt tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu ngành là 53%, tiếp theo là phân ngành quảng cáo và nghiên cứu thị trường (26%). Dịch vụ nghề nghiệp phục vụ hoạt động của khối văn phòng trụ sở chính và dịch vụ tư vấn quản lý đứng thứ 3 với tỷ trọng 7% và phân ngành luật, kế toán kiểm toán đứng thứ 4 với tỷ trọng 5% trong tổng doanh thu ngành dịch vụ nghề nghiệp. Dịch vụ thú y và R&D đạt doanh thu thấp nhất trong các phân ngành thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp năm 2012.
33 Theo phân loại CPC của LHQ sử dụng trong GATS, dịch vụ nghề nghiệp được định nghĩa bao gồm 11 phân ngành: dịch vụ pháp lý; kế toán, kiểm toán và ghi số; dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ thiết kế; dịch vụ kỹ thuật; dịch vụ kỹ thuật tổng hợp; dịch vụ thiết kế cảnh quan và quy hoạch đô thị; dịch vụ y tế và nha khoa; dịch vụ thú y; dịch vụ y tá, chăm sóc cá nhân, vật lý trị liệu và phục vụ người khuyết tật.
34 Theo số liệu TCTK Việt Nam, dịch vụ chuyên nghiệp thuộc nhóm dịch vụ "Các hoạt động chuyên nghiệp, khoa học và