Tổng sản lượng và thương mại

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 66 - 70)

III. PHÂN TÍCH NGÀNH

3. Nông-Lâm-Thủy sản

3.2. Tổng sản lượng và thương mại

3.2.1 Tổng sản lượng ngành nông-lâm-ngư nghiệp

Trong giai đoạn 2000-2013 có sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp dù không lớn (Biểu đồ 5: Cơ cấu tổng sản phẩm ngành nong-lâm-ngư nghiệp, giai đoạn 2000- 2013 (%, giá hiện tại). Hội nhập kinh tế quốc tế giúp chuyển đổi cơ cấu ngành nông– lâm–ngư nghiệp hướng vào sản phẩm định hướng xuất khẩu như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều. Tỷ trọng của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm ngành nông- lâm-ngư nghiệp tăng từ 16% lên 24% trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 79% xuống 73% trong cùng thời kỳ. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp rất khiêm tốn, chỉ chiếm 3% năm 2013 so với 5% năm 2000. Theo phân ngành, sản phẩm trồng trọt, phần nhiều trong đó có giá trị gia tăng rất thấp, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng nông-lâm-ngư nghiệp (62% và 53% tổng sản lượng nông-lâm-ngư nghiệp trong năm 2000 và 2013).

53

Biểu đồ 5: Cơ cấu tổng sản lượng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, giai đoạn 2000-2013 (%, giá hiện tại)

2013 2000

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê.

Sự phát triển của sản lượng ngành cá chủ yếu do mở rộng nuôi trồng thủy sản, với mức tăng trung bình đạt 21.6% trong giai đoạn 2001-2013. Tỷ trọng nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 7.2% năm 2000 lên 14.1% năm 2013. Tuy nhiên, mức tăng trưởng nuôi trồng thủy sản trung bình giai đoạn 2007-2013 vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2001-2007, với mức tăng trưởng trung bình tương ứng là 16.44% và 26.21%. Phân ngành lâm nghiệp chuyển từ khai thác sang trồng rừng, thông qua các chương trình đầu tư, dự án, giao đất rừng lâu dài cho hộ gia đình. Thực tế này phản ảnh nỗ lực của ngành chế biến gỗ trong đổi mới sản phẩm cũng như thâm nhập thị trường, dẫn đến những cải thiện đáng kể trong xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Phân ngành trồng trọt duy trì được sự tăng trưởng và vẫn là phân ngành nông-lâm- ngư nghiệp quan trọng nhất. Trong giai đoạn 2007-2013, tổng sản lượng trồng trọt tăng 3.67 lần và đạt mức tăng trưởng 20.39% mỗi năm, cao hơn nhiều so với mức 8.16% giai đoạn 2001-2007. Tuy nhiên, tỷ trọng trồng trọt trong tổng sản lượng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 62% năm 2000 xuống chỉ còn 53% năm 2013. Mặc dù, một số cây trồng (nhất là cây trồng lâu năm) đã đóng vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế, nhiều sản phẩm trồng trọt khác vẫn chưa cải thiện được vị thế của mình.

Chăn nuôi cũng thay đổi đáng kể trong cơ cấu sản lượng của ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng từ 15% năm 2000 lên 19% năm 2013. Phân ngành này cũng đạt được mức tăng trưởng cao nhất so với tất cả các phân ngành nông-lâm-ngư nghiệp khác, đạt 22.22% và 12.73% trong các giai đoạn 2007-2013 và 2001-2007. Xét trên khía cạnh tuyệt đối, giá trị của phân ngành tăng 7.90 lần giai đoạn 2000-2013, đứng thứ

Sản lượng thủy sản [PERCENTAG E] Sản lượng lâm nghiệp [PERCENTAG E] Sản lượng nông nghiệp [PERCENTAG E] Đánh bắt [PERCENTA GE] Nuôi trồng thủy sản [PERCENTA GE] Khai thác lâm sản [PERCENTA GE] Trồng trọt [PERCEN TAGE] Chăn nuôi [PERCEN TAGE] Dịch vụ [PERCENTA GE] Sản lượng thủy sản [PERCENTAG E] Sản lượng lâm nghiệp [PERCENTAG E] Sản lượng nông nghiệp 79% Đánh bắt [PERCENTAG E] Nuôi trồng thủy sản 7% Khai thác lâm sản 4% Trồng trọt 62% Chăn nuôi [PERCEN TAGE] Dịch vụ [PERCENTAG E]

54

hai trong các phân ngành nông-lâm-ngư nghiệp, chỉ sau thủy sản (12.12 lần).

3.2.2 Thương mại

Về thương mại quốc tế, Việt Nam từ lâu là nước xuất khẩu ròng các sản phẩm NLTS. Giá trị xuất khẩu NLTS tăng nhanh từ 5.59 tỷ năm 2004 lên khoảng 20.49 tỷ giai đoạn 2004-2012. Sản phẩm xuất khẩu chính là gạo, hạt điều, cao su, cà phê hạt và thủy sản. Đặc biệt, 5 năm sau khi gia nhập WTO, mức tăng giá trị xuất khẩu gạo, tiêu và chè là 19.8%/năm, 23.9% /năm và 11%/năm từ 2007 đến 2012, so với mức 15.4%/năm, 15.4%/năm và 7.2%/năm từ 2001 đến 200620. Giá trị nhập khẩu của ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 1.95 tỷ USD năm 2004 lên 9.76 tỷ USD năm 2012. Xu hướng tăng gần như liên tục trong cả xuất khẩu và nhập khẩu nông sản, trừ năm 2009 có giảm nhẹ do Việt Nam phải chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn 2010-2012, mức tăng xuất khẩu trung bình là 19.07% so với 16.78% giai đoạn 2005-2009. Mặt khác, mức tăng nhập khẩu trung bình tương ứng là 20.05% và 23.72%. Cán cân thương mại của NLTS tăng nhanh từ 3.64 tỷ USD năm 2004 lên 6.49 tỷ USD năm 2009 và đạt 10.72 tỷ USD năm 2012. Thặng dư mậu dịch của ngành nông-lâm-ngư nghiệp đã giúp giảm bớt tổng thâm hụt thương mại của đất nước trong giai đoạn được nghiên cứu này, trừ năm 2012 Việt Nam đạt thặng dư ở mức thấp là 0.75 tỷ USD.

Bảng 26: Giá trị thương mại của ngành nông-lâm-ngư nghiệp, giai đoạn 2004-2012 (tỷ USD)

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu COMTRADE (HS 2002 2 chữ số).

Biểu đồ 6 cho thấy tầm quan trọng của các sản phẩm nông nghiệp trong hoạt động thương mại của Việt Nam giai đoạn 2004-2012. Mặc dù tỷ trọng của hàng NLTS trong tổng nhập khẩu tương đối ổn định ở mức 8% từ năm 2009, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm mặt hàng này lại giảm trong giai đoạn này từ 21,10% năm 2004 xuống 17.89% năm 2012. Một điểm sáng cho nông nghiệp là ngành này vẫn duy trì được thặng dư thương mại, trái ngược với thâm hụt thương mại của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này làm giảm tỷ trọng xuất khẩu NLTS, một mặt phản ánh sự chuyển hướng mô hình xuất khẩu của Việt Nam, nhưng mặt khác phản ánh thực tế là Việt Nam đang đối mặt với nhiều cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường NLTS cũng như

20

Xem thêm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2013)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Import Export

55

nhiều rào cản hơn khi xuất khẩu những mặt hàng này, cụ thể là các yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường, v.v.

Biểu đồ 6: Tỷ trọng hàng NLTS trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 2004 -2012 (%)

Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu COMTRADE (HS 2002 2 chữ số).

Nông sản Việt Nam có lợi thế so sánh và cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, bao gồm gạo, cà phê, tiêu, điều, lâm sản và thủy sản. Việt Nam cũng có tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả mặc dù có nhiều thách thức, như công nghệ thấp, quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao v.v.. Do đó, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu trong nhiều loại nông sản thô hoặc chủ chốt, chiếm đa số kim ngạch xuất khẩu NLTS (Biểu đồ 7). Tỷ trọng tăng liên tục, từ 56.7% năm 2004 lên 67.5% năm 2012. Theo số liệu năm 2013, cả nông sản và lâm sản chiếm 71.1% tổng xuất khẩu hàng NLTS Việt Nam. Tỷ trọng hàng thủy sản giảm dần, từ 40.3% năm 2000 xuống 26.6% năm 2012, nhưng lại tăng lên 28.9 % năm 2013. Mặc dù có giá trị và tỷ trọng nhỏ, tỷ trọng hàng lâm sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng đều từ 3.0% năm 2004 lên 6.0% năm 2012. Xét mức tăng trưởng, xuất khẩu NLTS đạt mức tăng trưởng tương đối cao giai đoạn 2004-2013, trừ năm 2009 do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Nhìn chung, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của hàng NLTS trong giai đoạn 2007-2013 là 14.47%, và giá trị xuất khẩu nông lâm sản tăng ở mức 16.53%, trong khi mức tăng thủy sản là 10.4%. Ngoài ra cũng xuất khẩu một vài mặt sản phẩm chăn nuôi. Thủy sản vẫn là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh, nhưng khả năng cạnh tranh của ngành này trên thị trường quốc tế đã bị thu hẹp lại do cạnh tranh gay gắt hơn của các nước láng giềng cũng như những quy định nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn, SPS, an toàn thực phẩm,…

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Export 21.10 20.63 19.79 20.03 20.33 21.26 19.86 19.28 17.89 Import 6.09 6.49 6.18 6.41 6.90 8.07 8.83 8.71 8.58 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

56

Biểu đồ 7: Cơ cấu xuất khẩu NLTS theo giá hiện tại, giai đoạn 2004-2013 (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Sự gia tăng xuất khẩu NLTS một phần do các nhà sản xuất nông sản Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, chất lượng và vệ sinh của hàng nông sản xuất khẩu khi nỗ lực mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khắt khe như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Họ cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá. Các vùng chuyên canh được hình thành, đặc biệt là rau quả xuất khẩu như vải, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, sầu riêng hạt nhỏ… Mô hình sản xuất quy mô lớn, sử dụng các công nghệ tiên tiến và giống cây trồng có chất lượng cao và hợp vệ sinh, đã được thử nghiệm và nhân rộng hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)