Chính sách chung

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 160 - 161)

V. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

1.Chính sách chung

Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường phổ biến thông tin về RCEP nhằm tạo điều kiện để các bên có lợi ích liên quan tham gia sâu hơn vào quá trình này. Cộng đồng doanh nghiệp và người lao động cần hiểu rõ hơn và có kiến thức về các cam kết có thể đưa ra trong RCEP, cũng như các cơ hội và thách thức trong việc thực thi các cam kết này. Đối với các ngành cần nâng cao năng lực cạnh tranh, như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, việc hiểu rõ các thách thức cơ hội và có kiến thức về hội nhập khu vực có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng thời, cũng cần đảm bảo chia sẻ các thông tin về RCEP và các dự kiến điều chỉnh chính sách liên quan một các hiệu quả giữa các bộ ngành chủ quản, các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn của khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành, các tổ chức chính trị xã hội và người dân vào quá trình RCEP, không chỉ ở giai đoạn thực hiện mà ngay từ giai đoạn đàm phán.

Thứ hai, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cải cách môi trường kinh doanh để tạo ra môi trường thuận lợi. Nghị quyết 19 được ban hành đầu năm 2014 là biểu hiện của nỗ lực nhằm củng cố kết quả cải cách thủ tục hành chính, nhưng cần được hiện thực hóa với kết quả và biện pháp cụ thể để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, sự minh bạch của hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch và chiến lược phát triển ở cấp độ ngành, phân ngành, sản phẩm cũng như theo địa bàn cũng cần được tăng cường. Nếu chỉ tập trung vào các giải pháp kỹ thuật49

để cải thiện thứ hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (ví dụ như chỉ số thể hiện mức độ dễ dàng trong kinh doanh của NHTG) thì đây không phải là giải pháp hiệu quả; trên thực tế các biện pháp này phải thực chất và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và tạo được niềm tin của doanh nghiệp.

49 Ví dụ như các biện pháp cắt giảm số thủ tục hành chính liên quan với hoạt động đầu tư và kinh doanh mà không tính đến các lợi ích căn bản có thể đạt được khi xóa bỏ các thủ tục này.

37

Thứ ba, Việt Nam cần tăng cường năng lực cạnh tranh hơn nữa để tận dụng được các cơ hội50 từ RCEP, đặc biệt là từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh phải tiến hành đồng thời ở các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Củng cố năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích phát triển các ngành côngnghiệp phụ trợ và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là hướng đi phù hợp về chính sách nhằm đảm bảo Việt Nam sẽ thu được lợi ích từ tham gia mạng lưới sản xuất được hình thành trên cơ sở RCEP. Nếu chỉ tập trung vào cạnh tranh qua giá cả thì sẽ không phải là cách làm bền vững trong dài hạn; Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn với nâng cao chất lượng sản phẩm, đòi hỏi sử dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến. Cũng cần lưu ý rằng nâng cao năng lực cạnh tranh là công việc cần được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện RCEP (và các FTA khác), dù rằng Việt Nam được quyền vận dụng đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT).

Cuối cùng, các chính sách hỗ trợ khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng cần được tiến hành đồng thời. Tái cơ cấu ngành tài chính ngân hàng cần được đẩy nhanh nhằm giảm thiểu các rủi ro hệ thống gây nguy cơ cho các hoạt động sản xuất và thương mại. Các biện pháp nhằm thu hút FDI một cách có chọn lọc cần được tăng cường sừ dụng hơn nữa51, trong khi đó cần quản lý được những thay đổi bất thường (hoặc đảo chiều) của dòng vốn, đặc biệt là dòng vốn ngắn hạn. Ngoài ra, cần phát triển các cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm đạt hiệu quả về chi phí để giảm giá thành của hoạt động kinh doanh sản xuất. Tăng cường sự kết nối về cả mặt vật chất cũng như về mặt thể chế cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nước tham gia vào các mối liên kết khu vực cần được thực hiện hướng tới chiều sâu hơn nữa. Cắt giảm các rào cản thương mại trong nội địa và tăng cường tạo thuận lợi thương mại và đầu tư cũng đóng vai trò nâng cao khả năng kết nối trong nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo tạo đủ áp lực cần thiết cho các doanh nghiệp trong nước liên tục cải tiến.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 160 - 161)