III. PHÂN TÍCH NGÀNH
5. Ngành dịch vụ
5.2. Mô hình kinh doanh và Thương mại dịch vụ
5.2.1 Các bên tham gia thị trường
Dịch vụ phân phối
Việt Nam được coi là thị trường phân phối có nhiều tiềm năng dựa trên quy mô dân số, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng cao, tăng trưởng kinh tế ổn định và có sức hút về đầu tư. Năm năm sau khi gia nhập WTO, thị trường phân phối Việt Nam đã phát triển mạnh với sự xuất hiện của các nhà cung ứng toàn cầu và chứng kiến sự mở rộng mạnh mẽ của các nhà phân phối trong nước. Đến nay, kênh phân phối ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tồn tại đan xen của các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu; các nhà phân phối bán lẻ - bán buôn từ đủ các thành phần nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các nhà phân phối, đại lý độc lập và các cửa hàng bán lẻ của người Việt Nam.
DNNN đóng vai trò quan trọng tron phân phối các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu như xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, mặc dù là tỷ trọng của khu vực DNNN trong doanh số phân phối bán lẻ hàng hóa và dịch vụ37 ngày càng giảm xuống (Biểu đồ 10).
Các doanh nghiệp không thuộc nhà nước là các chủ thể chính trên thị trường phân phối Việt Nam (Biểu đồ 10), trong đó các hộ gia đình bán lẻ hoạt động dưới hình thức các cửa hàng truyền thống là nhiều và phổ biến nhất. Khu vực hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số bán lẻ là 50.3%, sau đó là khu vực doanh nghiệp tư nhân với mức 35.3% (Bộ Công thương, 2013; Xuân Lan, 2013). Hai lý do quan trọng nhất tạo nên tỷ trọng lớn của khu vực hộ gia đình trong tổng doanh số bán lẻ đó là bởi người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua sắm tại các cửa hàng truyền thống và khu vực hộ gia đình là loại hình kinh doanh phổ biến nhất trên toàn quốc.
Sau khi tiến hành mở cửa thị trường, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà phân phối nước nogià, đặc biệt là các nhà phân phối đến từ khu vực Châu Á, EU và Hoa Kỳ. Đáng chú ý là các nhà phân phối bán lẻ Châu Á thường tập trung nhiều hơn vào phân đoạn siêu thị và trung tâm thương mại cộng với nhượng quyền, còn các nhà phân phối EU thường quan tâm hơn tới nhượng quyền trong lĩnh vực quần áo, dệt may, mỹ phẩm và giáo dục (Vũ Thanh Hương, 2014).
37
Theo số liệu của TCTK, doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ bao gồm doanh thu từ bán lẻ, nhà nghỉ - khách sạn, ăn uống và du lịch.
101
Biểu đồ 10: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo giá hiện hành phân theo loại hình sở hữu ở Việt Nam trong 2012
Nguồn: (TCTK, 2013d)
Với các nhà phân phối thuộc khối RCEP, thì các tên tuổi của Hàn Quốc như Lotte, Diamond Plaza và E-Mart, của Nhật Bản như Seiyu, Zen Plaza, Aeon, của Malaysia như Parkson, của Hong Kong như Dairy Farm, và Thái Lan như CP đều là những tên tuổi lớn trong thị trường bán lẻ ở (Đại học Thương mại Việt Nam và Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2010). Năm 2014 cũng chứng kiến sự xuất hiện và mở rộng của nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thuộc RCEP trên địa bàn Việt Nam. Nhà bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản là Aeon đã mở trung tâm thương mại ở TP Hồ Chí Minh, và dự kiến sẽ mở 20 trung mua sắm ở Việt Nam từ nay đến 2020. Nhà phân phối hàng đầu của Hàn Quốc là Lotte đã khai trương trung tâm thương mại thứ 7 của mình ở Hà Nội và lên kế hoạch hình thành 60 trung tâm thương mại ở Việt Nam từ nay đến 2020. Tos Chirathivat, là nhà bán lẻ hàng đầu của Thái Lan đã thành lập Trung tâm Bách hóa Robinsons đầu tiên ở Hàn Nội. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh phân phối từ RCEP tăng lên trong những năm gần đây một phần là vì quá trình tự do hóa dịch vụ phân phối trong khung khổ WTO và AFAS, cũng như một phần là do sự phục hồi của khu vực dịch vụ sau khủng hoảng toàn cầu. Theo đó, nếu RCEP kết thúc đàm phàn với mức độ tự do hóa cao hơn so với GATS, thì các nhà phân phối của Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ phía các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên chính thị trường trong nước, đặc biệt là từ các nhà bán lẻ lớn mạnh ở khu vực Châu Á từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia là các đối tác có thể tận dụng lợi thế từ tự do hóa cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong nội khối. Đến nay thì cạnh tranh từ các nhà phân phối Úc, Niu-Di-lân hay Ấn Độ chưa cao.
Các nhà phân phối RCEP cũng tham gia vào phân ngành nhượng quyền ở Việt Nam, trong đó tập trung vào phân đoạn các cửa hàng ăn uống. Trong số các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền nhà hàng ăn uống Châu Á, thì các doanh nghiệp của Singapore và Hàn Quốc là các doanh nghiệp hàng đầu với các thương hiệu như Manhata Fish Market Franchise Pte., Ltd (Singapore), Brotzeit In’t Pte Ltd (Singapore), Breadtalk Pte Ltd (Singapore), Wedo Co Limited (Hàn Quốc), and Caffe Bene Co., Ltd (Hàn Quốc). Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp nhượng quyền nhà
0 20 40 60 80 100
102
hàng ăn uống đến từ Malaysia, Nhật Bản, và Úc.
Có một vài nhà phân phối thuộc RCEP tham gia vào dịch vụ giáo dục như Adam Khoo Learning Centre Pte. Co., Ltd. (Singapore), McD APMEA FRANCHISING PTE., LTD (Singapore), Kinderland Educare Services Pte Ltd (Singapore), Cherie Hearts Child Development Pte Ltd (Singapore), International Etonhouse private Co., (Singapore), Akademi Sempoa & Mental - Aritmetik Ucmas SDN.BHD Company (Malaysia), and Karrox Technologies Limited (Ấn Độ). Đến nay, các nhà phân phối thuộc RCEP chưa đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực dệt may, may mặc và giày dép. Có lẽ nguyên nhân chính là vì các nhà phân phối Châu Á đã có các siêu thị và trung tâm thương mại vững mạnh có chức năng phân phối các sản phẩm như dệt may, may mặc và giày dép.
Phần phân tích trên đây cho thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà phân phối nước ngoài trên thị trường Việt Nam, bao gồm cả các nhà phân phối thuộc RCEP. Tuy nhiên, các nhà phân phối nước ngoài ở Việt Nam cho đến hiện tại chưa thể vượt qua được các doanh nghiệp phân phối trong nước. Trên thực tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải cạnh tranh hết sức vất vả với các thương hiệu trong nước và trong năm 2012 đã có 10 nhà bán lẻ trong nước được xếp vào nhóm 500 nhà bán lẻ lớn nhất trong khu vực Châu Á. Theo TCTK (2013d), tính đến cuối năm 2012, có khoảng 12.2% doanh số bản lẻ hàng hóa dịch vụ do các DNNN thực hiện. Con số tương ứng của khu vực tư nhân và FDI lần lượt là 84.9% và 2.9%. Tỷ trọng của khu vực FDI trong ngành này thâm chí còn giảm từ mức 3.7% năm 2007 (là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO) xuống còn 2.9% năm 2012 (Biểu đồ 6). Theo số liệu ước tính sơ bộ của TCTK (2014c), thì trong năm 2013, khối DNNN, tư nhân và FDI đóng góp lần lượt là 10.2%, 86.7% và 3.1% trong tổng giá trị doanh số bán lẻ. Có ý kiến cho rằng siêu thị trong nước và các cửa hàng quy mô nhỏ ở mức độ nào đó hoạt động hiệu quả hơn so với doanh nghiệp phân phối nước ngoài và vượt về thị phần. Nhưng ở chiều ngược lại, các nhà bán lẻ nước ngoài cũng có lợi thế mạnh hơn từ góc độ các trung tâm thương mại. Theo đó, có thể thấy rằng sự gia nhập thị trường và phát triển của các nhà bán lẻ nước ngoài cũng chưa tạo ra sức ép đáng kể đối với các nhà phân phối trong nước. Lĩnh vực bán lẻ hiện nay chủ yếu do các nhà phân phối trong nước nắm quyền thống lĩnh.
Mặc dù lĩnh vực phân phối có sự phát triển vượt bậc và từng bước hình thành hệ thống bán lẻ hiện đại, nhưng khu vực phân phối ở Việt Nam vẫn tồn tại năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp. Hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị bán lẻ ở Việt Nam bằng một nửa so với các nước trong khu vực do người tiêu dùng có thói quen mua hàng hóa tại các chợ truyền thống là nơi chủng loại hàng hóa khá hạn chế nhưng giá thấp. Cơ sở hạ tầng của ngành phân phối còn chưa phát triển, sự hợp tác giữa các nhà phân phối bán lẻ còn yếu, khung khổ chính sách còn chưa đầy đủ (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2012). Ngoài ra, nguồn nhân lực của ngành được đào tạo ở mức thấp. Các nhà phân phối trong nước cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn đáng kể trong việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh vì chi phí giải phóng mặt bằng thường rất cao. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới từng bước phục hồi sau khủng hoảng tài chính, đồng thời đang diễn ra đàm phán RCEP cũng như FTA Việt Nam - EU FTA, thì các nhà phân phối trong nước cần chuẩn bị sẵn sàng hơn nữa trước khả năng sức ép cạnh tranh sẽ tăng cao trong tương lai gần.
103
Dịch vụ tài chính
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt được các kết quả đáng kể, xét cả trên mặt định lượng và định tính, mặc dù thị trường còn nhỏ so với các nước Châu Á khác. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường này đã phát triển nhanh chóng từ cơ sở ban đầu rất hạn chế, chủ yếu là do sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài, đã giúp thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước trở nên cạnh tranh hơn.
Vào cuối 2011, có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có 4 doanh nghiệp thuộc nhà nước, 15 doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, và 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2011 có 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động ở Việt Nam. Đến cuối năm 2012, có tổng số 57 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và 32 văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (Bộ Tài chính, 2013). Hệ thống bảo hiểm ở Việt Nam đã giúp nâng cao môi trường kinh doanh và tăng niềm tin của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư ở Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có mức độ tập trung khá cao. Năm 2012, phí bảo hiểm tập trung ở 4 doanh nghiệp phi nhân thọ lớn nhất đó là Bảo Việt, PVI – Bảo hiểm Dầu khí, Bảo Minh và PJIC với 64.59% thị phần toàn thị trường năm 2012 (Biểu đồ 11). Trong các doanh nghiệp này, Bảo Việt là lớn nhất, với 23.56% thị phần 2012. Tất cả các doanh nghiệp hàng đầu đều là DNNN. Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm của nhà nước là những doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nắm được 11.4% tổng doanh thu phí bảo hiểm trên thị trường phi nhân thọ.
Biểu đồ 5: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ 2012
Nguồn: Bộ Tài chính (2013).
Khác với bảo hiểm phi nhân thọ, lĩnh vực nhân thọ có sự hiện diện của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với vai trò quan trọng. Năm doanh nghiệp nước ngoài (Prudential, Manulife, ACE life, Dai-ichi, và AIA) chiếm tới 67.6% thị phần phí bảo hiểm. Trong số 5 doanh nghiệp lớn nhất này, chỉ có Dai-ichi của Nhật Bản là doanh nghiệp thuộc RCEP (Biểu đồ 12). Trong số 19 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thì có tới 7 văn phòng của doanh nghiệp Nhật Bản, 6 văn phòng của doanh nghiệp Hàn Quốc, 1 văn phòng của doanh nghiệp Úc. Còn trong 10 VPĐD nhân thọ thì có 1 từ Nhật Bản, 1 văn phòng của Hàn Quốc.
23.56
10.04
20.39 8.63
37.37
104
Số liệu về thị phần cho thấy cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm RCEP còn khá hạn chế ở Việt Nam. Trong tương lai, nếu trong đàm phán RCEP mà Việt Nam đưa ra cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia cao hơn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm RCEP, thì có thể tạo ra cạnh tranh cao hơn từ Hàn Quốc, đặc biệt là từ khu vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Biểu đồ 6: Thị phần phí bảo hiểm nhân thọ năm 2012
Nguồn: Bộ Tài chính (2013).
Vào cuối năm 2013, khu vực ngân hàng của Việt Nam có 103 ngân hàng và nhiều tổ chức tín dụng, gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phiius, 2 ngân hàng chính sách của nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chưa tính 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động).
Trong lĩnh vực ngân hàng, 4 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và BIDV) mặc dù đã thu hẹp thị phần nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ tín dụng ngân hàng. Đến cuối năm 2012, thị phần của 4 ngân hàng lớn nhất này đã giảm dần xuống, chiếm 48% tổng mức cho vay trong nước (65% năm 2009), mức huy động vốn chiếm 45% (62% năm 2009), và chiếm 40% tổng giá trị tài sản của ngành (58% năm 2009). 35 ngân hàng cổ phần tư nhân và một số công ty tài chính nắm giữ 49% tổng tài sản của ngành.
Các ngân hàng nước ngoài có hiện diện đáng kể ở Việt Nam với 53 ngân hàng nước ngoài hoạt động dưới hình thức chi nhánh và 5 ngân hàng hoạt động với tư cách là ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và 4 liên doanh. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài đóng vai trò khá hạn chế trên thị trường, chỉ nắm giữ 11% tổng tài sản của khu vực ngân hàng, theo số liệu năm 2011. Trong 4 ngân hàng liên doanh, có 3 ngân hàng là của đối tác liên doanh từ RCEP. Cụ thể, VID Public Bank là ngân hàng liên doanh giữa BIDV và Public Bank Berhad của Malaysia, Vinasiam Bank là liên doanh của 3 cổ đông có danh tiếng là Ngân hàng NN&PTNT của Việt Nam, Siam Commercial Bank của Thái Lan và Charoen Pokphand Group (CP Group) của Thái Lan. Trong 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam, có 3 ngân hàng thuộc khối RCEP. Shinhan của Hàn Quốc, ANZ của Úc và 1 ngân hàng của Malaysia. Đàm phán RCEP
9.06 8.44 11.11 13.17 24.09 25.82 8.31
AIA ACE Life Dai-ichi Manulife
105
tạo ra kỳ vọng là có thể có thêm các ngân hàng nước ngoài từ khối RCEP sẽ đầu tư vào Việt Nam, tăng thêm yếu tố cạnh tranh trên thị trường trong nước.
Dịch vụ nghề nghiệp
Theo điều tra của TCTK tiến hành năm 2012, số lượng DNNN hoạt động trong ngành dịch vụ nghề nghiệp chỉ chiếm khoảng 7% còn lại là khu vực tư nhân. Trên thực tế, dịch vụ nghề nghiệp bao gồm 11 phân ngành phức tạp và gắn liền với sự dịch chuyển của lao động có kỹ năng. Báo cáo này chỉ tập trung vào 2 phân ngành, đó là kiểm toán kế toán và pháp lý.
Dịch vụ pháp lý
Dịch vụ pháp lý phát triển nhanh chóng ở Việt Nam trong những năm gần đây với phạm vi hoạt động ngày càng đa dạng và chất lượng không ngừng được cải thiện. Dịch vụ pháp lý đóng vai trò là dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động dân sự. Hình thức và hoạt động của dịch vụ pháp lý cũng ngày càng được mở rộng.
Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VBF), năm 2012, có 62 hiệp hội luật sư hoạt động ở 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc với số hội viên gồm 7,476 luật sư và 3,467 luật sư thực tập làm việc tại 2,817 tổ chức hành nghề luật, với 2,047 văn phòng luật sư và 770 công ty luật, trong đó khoảng 10 công ty chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh liên quan tới nước ngoài, thương mại và đầu tư. Ngoài ra, có 123 luật sư hoạt động với tư cách cá nhân tại thời điểm năm 2012. Chất lượng luật sư Việt Nam được nhìn nhận là