Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 104 - 107)

III. PHÂN TÍCH NGÀNH

4.6.Cơ hội và thách thức

4. Ngành công nghiệp– xây dựng

4.6.Cơ hội và thách thức

Cơ hội

RCEP dự kiến sẽ đem lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp. Cùng với các cơ hội cụ thể giành cho các doanh nghiệp trong nước trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể, thì hiệp định RCEP cũng sẽ đem lại các lợi ích “chung”, đặc biệt là từ cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, qua đó: (i) tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các nước đối tác (gồm cả nước phát triển và đang phát triển) với sự đa dạng về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ; (ii) mở cửa nhập khẩu hàng hóa giá rẻ (đặc biệt là đầu vào cho sản xuất (thép từ Trung Quốc, sản phẩm nhựa từ Hàn Quốc và Nhật Bản) và nhập khẩu máy móc thiết bị các công nghệ hiện đại phù hợp); (3) Tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất ở khu vực và nâng cao hoạt động hợp tác kỹ thuật cũng như vị thế trong giải quyết tranh chấp; và (4) Cắt giảm chi phí giao dịch do hiệu ứng quan hệ chồng chéo giữa các FTA (Bát Mỳ Ý), đặc biệt là chi phí liên quan đến Quy tắc Xuất xứ, và được hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ có sự hài hòa hóa các quy trình thủ tục trong các FTA ASEAN.

91

Bảng 43: Vị trí các thành viên RCEP trong chuỗi giá trị sản xuất máy in của Canon

Thành viên RCEP R & D Mua sắm Sản phẩm/Nhà sản xuất Bán hàng Marketing Trung

Quốc Cơ sở R&D

+ Hai trung tâm mua sắm (Hồng Công, Trung Quốc), nguồn cung ứng các vật liệt chất lượng cao, linh kiện và sản phẩm phân phối cho các cơ sở sản xuất của Canon trên khắp thế giới.

+ Ổng mực in, ổng mực in tái chế, LBPs (Canon Dalian Business Machines, Inc.)

+ Sản xuất và bán máy in (Công ty TNHH Canon Finetech Industries Development Co., Ltd.)

+ Máy in kỹ thuật số, thiết bị ngoại vi, phụ tùng thay thế (Canon Finetech (Tô Châu) Business Machines Inc.)

Canon Trung Quốc (Trụ sở chính) phục vụ khu vực Bắc Á

Thái Lan Không Không + Máy in phun bong bóng (Canon Hi-Tech (Thailand) Ltd)

Công ty con của Canon Singapore Pte. Ltd.

Việt Nam Không Không + Máy in mực phun (nhà máy Tiên Sơn và Thăng Long) + Máy in la-de (nhà mày Quế Võ)

(Cả 3 nhà mày đều thuộc Canon Vietnam Co. Ltd.)

Công ty con của Canon Singapore Pte. Ltd.

Singapore Không Không Không Canon Singapore (Trụn sở chính) phục vụ khu vực Nam và Đông Nam Á, giám sát bán hàng nội địa và khu vực cũng như hoạt động marketing ở Singapore.

Philippines Cơ sở

R&D Không Không Không Ấn Độ Cơ sở

R&D

Không Không Công ty con của Canon Singapore Pte. Ltd.

Malaysia Không Không Không Công ty con của Canon Singapore Pte. Ltd.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của Canon tại các nước thành viên và từ nhiều nguồn khác.

Thách thức

Do có nhiều bất lợi và năng lực hạn chế, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ đối thủ thuộc các nền nước thành viên RCEP. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải xử lý vấn đề cí các yêu cầu khắt khe hơn

92

(các vấn đề WTO +) (nhưng còn ít khắt khe hơn nhiều so với TPP). Hài hòa hóa các FTA hiện hữu có thể gây ra một số lo ngại nếu Việt Nam không đạt được mục tiêu nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật của mình.

Các thách thức cụ thể với từng ngành

Sắt và thép

Theo các cơ hội đã nêu ở trên, việc thực hiện RCEP sẽ tạo ra cơ hội mới thâm nhập thị trường và tăng cường hợp tác kinh doanh, đặc biệt là liên doanh liên kết với các thành viên RCEP Việt Trung (Việt Nam – Trung Quốc), Posvina (Việt Nam – Hàn Quốc), Vina Kyoei (Việt Nam - Nhật Bản), Vinaausteel (Việt Nam- Úc).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước sẽ đối mặt với các thách thức lớn vì luôn có vị thế yếu hơn, đặc biệt là trong tương quan với các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc. Đáng chú ý, là các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu hầu hết các đầu vào cho sản xuất (sơn, xăng dầu diesel, phế liệu/phôi vốn đều là các mặt hàng chịu thuế đáng kể). Phần lớn các nhà máy thép đều có quy mô nhỏ, trang bị công nghệ lạc hậu, phương pháp vận hành theo kiểu cũ, đặc biệt là nhiều điểm thiếu đồng bộ trong quy trình sản xuất (Kawabata 2001). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành nhựa

Lợi ích đan xen với thách thức trong ngành này do các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu khoảng 80-90% nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất (2.1 tỷ đôla Mỹ/năm) có rủi ro biến động giá cao (chủ yếu là gắn với giá dầu và tỷ giá). Hầu hết các doanh nghiệp đều là tổ chức theo mô hình gia đình quản lý và có quy mô nhỏ, nguồn lực con người hạn chế, công nghệ lạc hậu.

Điện tử

Việc mở cửa thị trường trong nước sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn hơn đối với các doanh nghiệp trong nước (chiếm 10% doanh nghiệp trong ngành điện tử) trước sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh từ RCEP (ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan). Mặc dù tốc độ tăng xuất khẩu khá cao, nhưng khả năng cạnh tranh của ngành điện tử Việt Nam khá thấp so với các nước ASEAN và các đối tác FTA. Thách thức là làm sao có thể phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ và nâng cao nền tảng công nghệ. Một thách thức khác đó là kể từ 2015, khi hàng rào thuế quan trong các nước thành viên ASEAN (AFTA) được gỡ bỏ, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình huống nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào khâu sản xuất phụ tùng, linh kiện công nghệ cao sẽ rút khỏi Việt Nam và chuyển sang nước khác, như Thái Lan và Malaysia, nơi có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển hơn.

Ngành giấy

Ngành giấy gần đây gặp phải nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2006-2011, nhiều nhà máy giấy hoạt động kém hiệu quả và đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, làm cho kế hoạch phát triển bị trì trệ. Trong khung khổ RCEP, ngành giấy của Việt Nam sẽ

93

phải đối mặt với thách thức lớn do phần lớn các doanh nghiệp trong nước còn thiếu nguyên liệu, thiếu vốn và công nghệ. Một trong những thách thức lớn đó là, trong điều kiện hạn chế về vốn, làm thế nào để có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất và năng lực xử lý nước thải cũng như đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 104 - 107)