Cơ hội và thách thức đến ngành NLTS

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 80 - 81)

III. PHÂN TÍCH NGÀNH

3. Nông-Lâm-Thủy sản

3.5. Cơ hội và thách thức đến ngành NLTS

Cơ hội

RCEP nên đưa ra cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn cho các sản phẩm nông nghiệp, nhờ sự đa dạng các hương vị và thái độ nói chung của người tiêu dùng đối với các sản phẩm này. RCEP cũng sẽ cần những nỗ lực nhiều hơn để xúc tiến thương mại, có được đầu vào rẻ và chất lượng hơn, đầu tư nhiều hơn và cạnh tranh để giải quyết những hạn chế về chất lượng. Lợi ích phi thị trường bao gồm các cơ hội để cải thiện mức tiêu thụ dinh dưỡng hơn các sản phẩm không dễ dàng mua được tại Việt Nam. Hội nhập thường mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Một số mặt hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao đã thống trị thị trường khu vực và toàn cầu (cụ thể là gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều). Các sản phẩm NLTS vẫn đóng một vai trò quan trọng trong mô hình xuất khẩu của đất nước.

Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản phù hợp với các thỏa thuận tự do thương mại, do đó cho phép nhập khẩu một số sản phẩm mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp. Với tình hình cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối tác thương mại khu vực và quốc tế do cam kết hội nhập, các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam dần dần cải thiện được khả năng cạnh tranh của mình, và giảm bớt sự phụ thuộc vào trợ cấp và các rào cản thương mại.

Thách thức

Những thách thức liên quan đến các cơ hội bao gồm giải quyết các vấn đề về chất lượng kém của các sản phẩm, nguồn lực để tận dụng lợi thế của thuận lợi hóa thương mại (ví dụ như cơ sở hạ tầng tại biên giới), thực hiện việc tái cơ cấu cần thiết cho phép tiếp cận thị trường lớn hơn và tăng cạnh tranh. Đó sẽ là một khó khan lớn đối với Việt Nam do quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ. Tuy nhiên, Việt Nam đã từng đối mặt với những thách thức như vậy trong quá khứ, ví dụ như trong quá trình cải cách đổi mới. Một thách thức lớn có thể nhìn thấy là các hàng rào phi thuế quan (ví dụ như chống bán phá giá) do thuế còn thấp gây ra một cuộc đua xuống đáy của thị trường thế giới.

Sức cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu. Chất lượng và độ an toàn của những hàng hóa này vẫn là mối quan tâm đáng kể khi nhiều NTBs đã được đối tác thương mại đưa ra.

Mô hình thương mại chưa được cải thiện đáng kể vì những hàng hóa tự nhiên, sơ hoặc đã qua chế biến vẫn chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu, trong khi nhập khẩu một lượng đáng kể yếu tố đầu vào cho sản xuất. Một số sản phẩmbị mất lợi thế so sánh theo thời gian nên sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Quan hệ thương mại của Việt Nam tương đối tập trung vào một số đối tác thương mại lớn cũng như các sản phẩm nhập khẩu hoặc xuất khẩu chủ đạo nên dễ bị tổn thương hơn với những thay đổi về cầu hoặc cung từ các thị trường nói trên. Tỷ trọng

67

xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước và vùng lãnh thổ truyền thống đã bị thu hẹp, trong khi sang những nước khác lại đang mở ra những tiềm năng.

Các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam khá tương tự như của các nước láng giềng. Do đó, cạnh tranh giữa các thành viên FTA dự kiến sẽ gay gắt hơn.

Đầu tư vào nông nghiệp gần đây còn thấp vì môi trường đầu tư không thuận lợi, lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro. Hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô nhỏ và không hiệu quả, do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)