Thương mại đối với một số mặt hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 96 - 100)

III. PHÂN TÍCH NGÀNH

4. Ngành công nghiệp– xây dựng

4.4. Thương mại đối với một số mặt hàng

4.2.1 Chế biến gỗ22

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây, với tổng sản lượng của ngành năm 2012 trị giá khoáng 199,570 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2008. Ngành này có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2008-2012 với kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm là 20% trong giai đoạn 5 năm 2008-2012 (ngoại trừ năm 2009 chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu).

Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng từ mức 2,829 triệu đôla Mỹ (năm 2008) lên 3,955 triệu đôla Mỹ (năm 2011) và 4,670 triệu đôla Mỹ (năm 2012). Ước tính giá trị xuất khẩu của ngành này đạt trên 5.37 tỷ đôla Mỹ năm 2013, với mức tăng khoảng 15% năm 2012. Với kết quả này, tỷ trọng ngành chế biến gỗ trên thị trường thế giới năm 2011 là 3.2%, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 Châu Á và đứng thứ 6 trên thế gưới về giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ (sau Trung Quốc 31.3%; Ý 9.1%; Đức 9.4%; Ba Lan 6.8%; và Hoa Kỳ 3.4%)23. Điểm hấp dẫn của sản phẩm gỗ của Việt Nam là giá thành sản xuất thấp và có chất lượng liên tục được nâng cao. Tuy nhiên, tồn tại thực tế là tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU liên tục giảm xuống, từ mức 29.35% năm 2008 xuống còn 18.7% năm 2011. Nguyên nhân chính là bởi: tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu làm thu hẹp nhu cầu đối với sản phẩm gỗ; EU cũng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ngày càng tinh vi hơn; năng lực của các doanh nghiệp trong nước trong đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào ngày càng suy yếu trước các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Từ góc độ nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng từ 151 triệu đôla Mỹ (năm 2000) lên 1.3 tỷ đôla Mỹ năm 2011, và 1.36 tỷ đôla Mỹ năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam năm 2013 là 1.68 tỷ đôla Mỹ, tăng khoảng 24% so với 2012. Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 triệu m3 gỗ hàng năm và ít nhất 80% số gỗ nhập khẩu này được xuất khẩu dưới dạng thành

22

Theo hệ thống phân loại HS, các sản phẩm của ngành chế biến gỗ gồm Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, than hoa từ gỗ (Chương 44) và Đồ Gỗ (Chương 94). Báo cáo này dựa trên hệ thống phân loại HS, theo đó ngành chế biến gỗ nêu tại báo cáo này gồm 2 nhóm sản phẩm, cụ thể là: (i) gỗ và sản phẩm bằng gỗ; và (ii) đồ gỗ. Các sản phẩm này có thể gọi chung là “sản phẩm gỗ”

23

83

phẩm, chủ yếu là dưới dạng đồ gỗ. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ khoảng 20 nước, trong đó các thị trường chính gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Niu Dilân và Lào.

Sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam có thể phân thành 4 nhóm sản phẩm chính, gồm: (i) các sản phẩm gỗ sử dụng ngoài trời; (ii) các sản phẩm gỗ sử dụng trong nhà; (iii) sản phẩm mỹ thuật bằng gỗ; và (iv) các đồ dùng bằng gỗ. Phần lớn các sản phẩm gỗ sử dung ngoài trời đều giành cho xuất khẩu, còn sản phẩm sử dụng trong nhà chủ yếu được mua bán tại thị trường trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tập trung vào 2 vùng: bờ biển Nam Trung Bộ (phần lớn ở Quy Nhơn), và miền Đông Nam Bộ (phần lớn ở TP. HCM). Ngoài ra, một tỷ lệ các nhà sản xuất xuất khẩu đặt trụ sở tại cao nguyên miền Trung. Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp 2012, khu vực DNNN chiếm 3.5% tổng số doanh nghiệp trong ngành; 85.7% là doanh nghiệp tư nhân, còn lại 10.7% là doanh nghiệp FDI. Đầu tư nước ngoài trong ngành này chủ yếu là từ châu Á (đặc biệt là Đài Loan, Singapore, Malaysia và Trung Quốc) cũng như từ Đan Mạch, Na uy, Thụy Điển và Pháp. Ngoài ra, còn có hàng trăm ngành doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm gỗ nhưng không đăng ký chính thức. Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu khoản 15%.

Với ưu điểm ổn định kinh tế vĩ mô, chi phí lao động thấp, tay nghề cao, lực lượng lao động có khả năng thích nghi cao, đồng thời là thành viên WTO, Việt Nam đã trở thành đối tác hấp dẫn của nhiều nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với chi phí rẻ. Nhiều doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế biến gỗ đã đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở các ưu điểm nêu trên. Các điểm lợi thế này giúp giữ giá thành sản phẩm thấp cho khách hàng, tăng cường được sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ của Việt Nam. Ngoài ra, với lực lượng lao động kỹ năng tốt, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hoàn thành các đơn đặt hàng có yêu cầu cao về mặt thiết kế mà không làm gia tăng chi phí. Lợi thế về chi phí và lao động, cùng với sự ổn định chính trị xã hội của Việt Nam cũng như vị trí địa lý thuận lợi đã giúp Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực chế biến gỗ.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng ngành chế biến gỗ cũng gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là sự phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Nguyên liệu nhập khẩu (gồm gỗ thô và phụ kiện) chiếm tới 30-40% cơ cấu giá trị sản phẩm gỗ24. Trong giai đoạn 2007-2010, kim ngạch nhập khẩu gỗ thô chiếm tới 80% tổng giá trị gỗ được chế biến ở Việt Nam. Điều này cho thấy thực tế là sản phẩm gỗ của Việt Nam có tỷ trọng cao trong giá trị xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu thuần về nguyên liệu gỗ.

4.2.2 Ngành ôtô, xe máy

Việt Nam có thị trường ôtô khá nhỏ, ổn định ở mức 100,000 – 120,000 chiếc một năm25. Trong điều kiện được bảo hộ bởi hàng rào thuế cao, ngành sản xuất ôtô trong nước đáp ứng được khoảng 60-70% thị trường nội địa. Xe 5 chỗ và xe tải là hai thị phân đoạn chủ yếu trên thị trường ôtô của Việt Nam, với tỷ trọng sản xuất trong nước trong năm 2012 lần lượt là 33.9% và 31.2%. Mật độ xe ôtô còn tương đối thấp ở

24

Nguồn: Hiệp hội Sản phẩm Gỗ và Lâm nghiệp Việt Nam (Vietforest)

25 Thị trường Việt Nam chỉ bằng một nửa thị trường Philippines, 1/5 thị trường Malaysia, 1/10 thị trường Indonesia và 1/24 thị trường Thái Lan

84

Việt Nam, đặc biệt là nếu so sánh với các nước láng giềng. Theo số liệu 2011, cứ 1000 người ở Việt Nam thì có 19 xe ôtô, so với 379 xe ở Malaysia, 173 xe ở Thái Lan, 84 xe ở Indonesia, và 34 xe ở Philippines (OICA, 2011).

Ngành ôtô Việt Nam chủ yếu thực hiện công đoạn lắp ráp và nhập khẩu phần lớn đầu vào. Hiện con số các doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam khá lớn là 50, trong đó có 18 doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) nắm vị trí thống lĩnh thị trường, hầu hết các doanh nghiệp này đều không hoạt động hết công suất. Đến nay, ngành ôtô trong nước gặp phải các hạn chế về quy mô thị trường nhỏ, có nhiều nhà sản suất, chính sách thay đổi thường xuyên và ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

Chi phí sản xuất ôtô trong nước khá cao, vì đầu vào nhập khẩu chiếm hàm lượng lớn, làm cho giá ôtô sản xuất tại Việt Nam cao hơn ở các nước ASEAN khác, từ 2,400 đôla Mỹ tới 12,000 đôla Mỹ, tùy theo chủng loại xe. Hàm lượng nội địa cũng rất khác nhau tùy theo chủng loại xe và nhà sản xuất, chỉ đạt 10-20% đối với xe chở người, trên 30% đối với xe tải, và hơn 40% đối với xe khách. Hầu hết đầu vào đều được nhập khẩu. Thép cán phẳng được nhập khẩu và dập ở Việt Nam. Máy móc được nhập khẩu và lắp ráp hoàn toàn. Các đầu vào cơ bản trong nước cho sản xuất chỉ gồm bóng đèn và các phụ tùng giá trị thấp như lốp, ắc-quy, chắn bùn, ghế, gương – kính.

Mặc dù còn ở giai đoạn phát triển thấp, nhưng ngành ôtô Việt Nam cũng có thể xuất khẩu linh kiện ôtô sang các nước khác, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI thực hiện thông qua mạng lưới các công ty mẹ, ví dụ như Toyota Vietnam xuất khẩu linh kiện sang các nhà máy Toyota ở các nước khác, Robert Bosch Việt Nam xuất khẩu đai an toàn và phụ tùng ôtô thay thế sang EU, Sumiden Việt Nam, Denso Việt Nam xuất khẩu linh kiện ôtô sang Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Chính phủ Việt Nam coi ngành ôtô là ngành có tầm quan trọng chiến lược trong nền kinh tế cần được bảo hộ và khuyến khích phát triển, theo đó ngành này được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan cao ngay cả trong các hiệp định thương mại tự do. Tuy vậy, sự thiếu nhất quán và thiếu ổn định trong chính sách, đặc biệt là sự thay đổi thường xuyên trong quy định về thuế và phí áp dụng đối với ôtô đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển của ngành này. Chính phủ Việt Nam cũng nắm rõ việc yêu cầu thực thi AFTA/CEPT, và đang phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất ôtô để điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành ôtô đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch tổng thể tập trung vào khuyến khích xe tải nhỏ ở các vùng nông thôn, xe khách nhỏ phục vụ vận chuyển hành khách trong phạm vi ngắn và trung và xe khách dưới 9 chỗ ngồi. Quy hoạch tổng thể dự kiến sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đầu năm 2014.

Việt Nam là thị trường xe máy lớn nhất và cũng là nơi sản xuất nhiều nhất xe máy trên thế giới. Các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành xe máy cũng rất phát triển, theo đó các doanh nghiệp sản xuất xe máy sử dụng khoảng 70%-90% hàm lượng nội địa, mặc dù là hầu hết các nhà cung ứng là doanh nghiệp FDI. Thị trường trong nước gần đây tăng trưởng với mức thấp hơn, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 3 triệu xe máy mới được đăng ký. Ngành này đã bắt đầu xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy sang các nước khác, ví dụ như Piaggio hàng năm xuất khẩu khoảng 30,000 chiếc

85

sang các nước ASEAN, Honda Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, EU, và SYM xuất khẩu sang thị trường ASEAN.

Trong 2018, ngành ôtô Việt Nam được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể do mức thuế ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ được xóa bỏ theo cam kết trong AFTA/CEPT. Nếu năng lực cạnh tranh trong nước của ngành ôtô không được cải thiện đáng kể, thì các doanh nghiệp sản xuất ôtô nước ngoài sẽ dừng sản xuất ở trong nước vì nhập khẩu ôtô từ nước ngoài sẽ hiệu quả hơn về mặt tài chính. Vì vậy, trong những năm tới, ngành ôtô sẽ đối mặt với sức ép cạnh tranh cao hơn từ các nước ASEAN do thực hiện cam kết hội nhập. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nguồn nhân lực còn thiếu, đặc biệt là đối với lực lượng kỹ sư cơ khí và cán bộ quản lý trung cấp đều là những vấn đề cần cân nhắc. Ngoài ra, sự thay đổi thường xuyên về thuế và các chính sách liên quan khác cũng làm cho các nhà sản xuất ôtô gặp khó khăn hơn trong lập kế hoạch sản xuất dài hạn.

4.2.3 Ngành giày dép

Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất giày dép hàng đầu thế giới. Tốc độ tăng sản lượng giày dép của Việt Nam là 13.52%/năm trong giai đoạn 2006-2010, và 10.5%/năm trong giai đoạn 2008-2012. Đặc biệt, trong giai đoạn 2007-2012, sản lượng các loại giày và dép tăng từ 673 triệu đôi lên 850 triệu đôi (trong đó, số giày và dép bằng da là 220.8 triệu đôi); lượng da thô tiêu thụ tăng từ 113 triệu phít vuông (tương đương 10.17 triệu m2) lên 312 triệu phít vuông (28.8 triệu m2); lượng túi và túi xách tay đạt trung bình 80 triệu chiếc/năm.

Ngành giày dép là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 8.764 tỷ đôla Mỹ, tăng 10.9% so với năm 2011. Mặt hàng này cũng chiếm 10.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và 7.6% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của giày dép Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2012, xuất khẩu sang EU đạt khoảng 3.084 tỷ đôla Mỹ (42.47%) sang Hoa Kỳ đạt 2.24 tỷ đôla Mỹ (30.9%), Nhật Bản: 328 triệu đôla Mỹ (4.52%); và Trung Quốc: 301 triệu đôla Mỹ (4.15%). Xuất khẩu giày dép sang Cuba, Úc, Ả-rập Xê-út, Peru, Niu Dilân và Colombia có giá trị nhỏ không đáng kể về quy mô, nhưng có mức tăng trưởng rất cao. Các sản phẩm chủ đạo xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam chủ yếu vẫn là các loại giày thể thao. Ngoài ra, ngành này hiện đang tập trung cho sản xuất xuất khẩu vali túi xách nhằm tăng giá trị của ngành.

Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, ngành này phải đối mặt với cạnh tranh cao từ Trung Quốc, và sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiêu dùng nội địa. Chỉ có một số thương hiệu phổ biến của Việt Nam như Biti's, Bita's, Thượng Đình, Thái Bình, và Vina Giày là có thể duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường trong nước.

Ngành này cũng phải đối mặt với thách thức lớn nhiều khó khăn, đó là các yêu cầu khắt khe về chất lượng, hàng rào kỹ thuật, sở hữu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa do các đối tác thương mại đặt ra. Ngành giày dép cũng phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi đó ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ. Lợi thế cạnh tranh của ngành chủ yếu nằm ở giá nhân công rẻ nhưng lợi thế này đang dần giảm sút do năng suất lao động thấp.

86

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)