Các tính chất của mô hình và số liệu sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 137 - 138)

IV. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TỔNG THỂ

2. Các tính chất của mô hình và số liệu sử dụng

Trong phần này, mô hình cân bằng tổng thể Global Trade Analysis Project (GTAP) sẽ được dùng để mô hình hóa tác động của các kịch bản khác nhau của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam. Mô hình GTAP chuẩn tắc là mô hình nhiều khu vực, nhiều ngành, cân bằng tổng thể CGE, với giả định cạnh tranh hoàn hảo và tỷ suất sinh lời là hằng số không đổi theo quy mô. Để biết thêm chi tiết có thể tham khảo mô hình GTAP trên trang điện tử về nội dung này.41

Mô hình này có CSDL riêng, bao gồm các dòng luân chuyển giữa các ngành, luân chuyển thương mại, các tham số và biến chính sách ví dụ như thuế nhập khẩu. Phiên bản CSDL sử dụng trong mô hình để lập báo cáo này là phiên bản GTAP 8.1, bao gồm đầy đru thông tin thương mại song phương, các mối liên kết về giao thông và bảo hộ. CSDL này bao gồm khu vực (trong đó cả 6 đối tác thương mại trong các FTA của ASEAN được coi là các khu vực riêng biệt) với 57 ngành lĩnh vực của GTAP. Phân nhóm/cộng gộp khu vực và hàng hóa có thể điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của người sử dụng mô hình.

CSDL cập nhật nhất của GTAP là năm 2007. Các tham số hành vi, xác định cách ứng xử của người tiêu dùng và nhà sản xuất đối với biến đổi của giá cả, được lấy từ các nghiên cứu chứ không phải là kết quả của phép toán mô hình kinh tế lượng.42 Dữ liệu đầu vào – đầu ra được lấy từ tài khoản quốc gia của các nước được phân tích trong mô hình. Số liệu thuế nhập khẩu là mức áp dụng tại thời điểm 2012, nhưng lộ trình giảm thuế được lập trên cơ sở nhiều FTA khác nhau có khung thời gian tới tận 2025 cũng được đưa vào mô hình. Thuế suất ưu đãi đặc biệt cũng được phản ánh vào cơ sở dữ liệu thuế. Thuế suất được tính gia quyền trên cơ sở sử dụng thương mại làm trọng số.43

Nền kinh tế Việt Nam và các nước khác đã tăng trưởng đáng kể so với số liệu cơ sở năm 2007. GDP thực tế đã tăng 34% kể từ 2007 (IMF 2013). Để phản ánh được tăng trưởng thực tế này, CSDL sử dụng số liệu dự báo với khung thời gian cho 2015, 2020, và 2025 thông qua điều chỉnh tốc độ tăng đất đai, lao động, vốn và năng suất lao động

40

Nội dung này liên quan tới lý thuyết về điều kiện đối xứng của, trong đó khẳng định rằng nếu cán cân thương mại không thay đổi thì thuế nhập khẩu tương đương với thuế xuất khẩu.

41

www.gtap.org 42

Nếu so với mức tăng trưởng mà Việt Nam và các nền kinh tế khác đã trải qua giai đoạn kể từ 2004, thì các thay đổi ước tính với các giá trị có vẻ thấp hơn thực tế. Tuy nhiên, hầu hết các biến số được phản ánh dưới dạng mức biến đổi theo phần trăm, nên cơ bản không chịu ảnh hưởng trong điều kiện nền kinh tế phát triển.

43

Thuế bình quân gia quyền có hạn chế bởi gặp phải vấn đề nội sinh. Trong tình huống đặc biệt, các dòng thuế rất cao thường có tác dụng ngăn chặn thương mại nên không có kim ngạch. Vì vậy thuế nhập khẩu bình quân gia quyền thường có xu hướng kéo mức thuế thực tế xuống thấp. Tuy vậy, thuế nhập khẩu tính theo bình quân giản đơn cũng có thể có kết quả không phản ánh đúng thực tế.

14

để mô phỏng con đường tăng trưởng của GDP từ 2007 đến 2025. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng lên khoảng 103% tính đến năm 2020 và 165% vào 2025 (IMF 2013). Thay đổi sản lượng là do thay đổi trong nhân tố sản xuất - vốn, lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên - và năng suất lao động. Vốn được dự báo tăng trưởng theo tốc độ tăng của GDP, thực chất GDP chính là nhân tố quyết định vốn. Dân số 85 triệu người năm 2007 dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu vào năm 2025.44

Lực lượng lao động, tương ứng với một tỷ lệ dân số nằm trong độ tuổi làm việc, dự báo sẽ tăng từ 49 triệu năm 2007 lên 60 triệu năm 2025 (ILO 2013). Diện tích đất có thể sử dụng được ở Việt Nam dự kiến sẽ giảm khoảng 0.6%/năm thể hiện xu hướng đô thị hóa, yêu cầu xây dựng đường xá và cơ sở hạ tầng (NIAPP 2010). Nhân tố sản xuất còn lại là năng suất lao động. Đây là nhân tố khó đo lường và phản ánh một số các biến số không quan sát được. Để dự báo đường cơ sở cho tới năm 2025, chúng tôi sử dụng dự báo về vốn, lao động, đất đai và tài nguyên cho tới năm 2025.45

Tiếp đó, chúng tôi sử dụng mô hình để tìm ra mức tăng năng suất lao động nhằm tạo ra GDP mục tiêu trong từng năm, với mức tăng các nhân tố sản xuất cho trước. Sau đó chúng tôi sử dụng kết quả về thay đổi năng suất lao động để đưa trở lại mô hình và giải hệ phương trình thông thường để xác định mức tăng sản lượng. Cách làm này được áp dụng với mọi nước, vì tăng trưởng ở các nước chính là cơ sở tạo ra nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đường cơ sở không chỉ dự báo GDP, mà còn đưa ra ước tính về mức tăng trưởng sản lượng và thương mại của từng ngành. Ví dụ như so với 2007, xuất khẩu dự kiến tăng 51% vào năm 2015, 89% vào 2020 và 129% vào 2025.

Biểu đồ 20: Dự báo thay đổi trong GDP của Việt Nam

Nguồn: CSDL và kết quả dự báo GTAP.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)