Sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

Theo từ điển tiếng Việt “Sử dụng là đem dùng vào mục đích nào đó” [24, tr.845]. Sử dụng đội ngũ CBQL là nhằm thực hiện mục đích, mục tiêu giáo dục - đào tạo. Đội ngũ CBQL là một bộ phận của đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực GD&ĐT của đất nước. Việc sử dụng viên chức nói chung và sử dụng đội ngũ CBQL nói riêng bao gồm nhiều công việc khác nhau như: Bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, biệt phái.

Bố trí, phân công công tác: Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công giao nhiệm vụ cho công chức, đảm bảo các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức. Khi thực hiện việc bố trí phân công công tác cho công chức phải đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm.

Chuyển ngạch: Trong quá trình công tác nếu công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển

27

ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ được giao. Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan.

Việc nâng ngạch, nâng bậc lương: Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và ngạch trong cùng ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng ngạch. Công chức có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và bậc trong ngạch thì có thể được nâng bậc lương. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.

Điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, biệt phái: Trong quá trình sử dụng công chức chúng ta có thể phải điều động, luân chuyển, biệt phái nhưng phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ thực tế và phải phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của công chức; phải đảm bảo đầy đủ mọi chế độ ưu đãi, chính sách khuyến khích của Nhà nước nếu có.

Cơ quan quản lý cấp trên cần quan tâm sâu sát, chỉ đạo CBQL các nhà trường tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cấp học, đối với GDMN hiện nay là việc thực hiện chương trình GDMN, công tác phổ cập GDMN, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia... Trong đó, Phòng GD&ĐT cần quan tâm phê duyệt một số kế hoạch như: Chiến lược phát triển nhà trường, Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học... Tuy nhiên, cần chú ý giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện cho CBQL các nhà trường phát huy sự năng động, tính sáng tạo, tránh can thiệp thái quá vào công việc cụ thể của mỗi nhà trường. Đồng thời cũng cần quan tâm phát huy thế mạnh của mỗi CBQL, mỗi nhà trường trong các hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động phong trào nhằm tỏa tác dụng với tập thể và mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)