Chiến lược phát triển giáo dục nước ta hiện nay cũng như chương trình đổi mới căn bản và toàn diện đang được thực hiện với quan điểm “chuẩn hóa,
28
hiện đại hóa, dân chủ hóa, nhân lực trong giáo dục trước hết cũng phải thực hiện với đặc điểm chuẩn hóa để thực hiện đồng bộ một quá trình giáo dục chuẩn hóa đầu vào. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục phải đạt trình độ chuẩn về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ QLGD. Trong đó có một bộ phận đạt trình độ trên chuẩn để họ là lực lượng cốt cán, chủ lực trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ mới trong quá trình đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. Để hội nhập quốc tế, giáo dục nước ta hướng tới mục tiêu đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến về giáo dục trong khu vực và tiên tiến trên thế giới đòi hỏi trình độ chuẩn về nguồn nhân lực ngày càng tăng “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo" như Nghị quyết số 29/NQ-TƯ của Ban bí thư đã xác định.
Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL điều quan trọng là phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận.
Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non là nâng cao trình độ nhận thức và kĩ năng hoạt động đáp ứng yêu cầu công tác quản lý trường mầm non.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm: Chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị, QLNN, QLGD, ngoại ngữ, tin học.
Trong điều kiện hiện nay, xã hội có nhiều biến động và phát triển không ngừng, việc phát triển NNL trong nhà trường là yêu cầu hết sức cấp bách và cần được ưu tiên. Bởi vì, mục tiêu của việc phát triển nhân lực là huy động khả năng làm việc tốt nhất của mỗi cá nhân và làm cho họ hài lòng, yên tâm công tác, mọi người có thể phát huy được khả năng của mình để đạt được mục tiêu của đơn vị với chi phí ít nhất.
29
Phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non cũng phải nhằm vào mục tiêu đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và chuẩn về trình độ đào tạo để bảo đảm chủ thể quản lí nhà trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và bổn phận theo hệ thống với đủ các cấp độ (cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở) quản lý.
Phát triển tiềm năng làm việc của CBQL cần tập trung vào phát triển tiềm năng lãnh đạo trên cơ sở kĩ năng nhận thức cần xác định rõ ràng về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, CBQL phải thuyết phục được cấp trên cũng như các thành viên của tổ chức đồng tình, ủng hộ việc lựa chọn và triển khai thực hiện các mục tiêu của nhà trường với những giá trị đặc trưng cần đạt được. Người CBQL cũng cần phải biết sử dụng hoạt động quản lý trong chừng mực cần thiết và biết giao việc cho các cấp quản lý khác.