Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động quản lý của trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

1.3.3.1. Trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

17

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.3.2. Hoạt động quản lý của trường mầm non

Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường mầm non vừa là một thiết chế xã hội trong quản lý quá trình đào tạo trung tâm vừa là một bộ phận của cộng đồng trong guồng máy giáo dục quốc dân. Hoạt động quản lý của trường mầm non thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Chủ thể quản lý của trường mầm non chính là bộ máy quản lý giáo dục trường học (HT, PHT).

Trong các trường mầm non hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lượng quản lý bao gồm:

- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.

- Tổ chức Đảng trong nhà trường mầm non lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục được gọi chung là Hội đồng trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ, gắn nhà trường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

18

chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.

Mỗi trường mầm non chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của Phòng GD&ĐT cũng như cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương nơi trường đóng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)