Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 96)

a. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lý ở mức độ nào, phát hiện những trục trặc, trì trệ, xử lý những sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Động viên, khuyến khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý để hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

Vì vậy, kiểm tra, đánh giá cán bộ đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý giáo dục nói chung và trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non nói riêng. Trong lý luận và thực tiễn đã khẳng định: “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”.

b. Nội dung và cách thức tiến hành

- Nội dung

Hoạt động kiểm tra và đánh giá cán bộ quản lý các trường mầm non phải tuân thủ theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, hoạt động cá nhân của cán bộ quản lý.

86

Kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Kiểm tra mà không đánh giá thì coi như không có kiểm tra. Việc đánh giá chất lượng cán bộ quản lý trường mầm non phải lấy kết quả hoạt động của nhà trường, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả giáo dục và chất lượng quản lý của hiệu trưởng làm căn cứ chủ yếu.

- Cách thức tiến hành

Hoạt động kiểm tra được thực hiện dưới hình thức kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất.

Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình đã được duyệt

Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao

Kiểm tra công tác quản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục nói chung và cán bộ trường mầm non nói riêng được thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ. Bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ.

+ Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường. + Công tác kiểm tra của hiệu trưởng nhà trường theo quy định.

+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên và trẻ.

+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản; hồ sơ, sổ sách, thu chi và sử dụng nguồn tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công.

+ Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục.

+ Phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể quần chúng, ban đại diện cha mẹ trẻ.

87

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ:

Song song với việc kiểm tra, đánh giá cán bộ cần phải chú trọng bảo vệ trong sạch chính trị nội bộ.

Phải thường xuyên giáo dục cho cán bộ, Đảng viên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ thành quả cách mạng. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải luôn tự rèn luyện mình, trong sạch về chính trị và phẩm chất đạo đức, phê phán những biểu hiện sai trái về mặt quan điểm, tư tưởng cũng như về ý thức tổ chức kỷ luật trong cán bộ, Đảng viên, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ, kỷ luật phát ngôn, quan hệ với người nước ngoài, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước. Quy định cử cán bộ đi tham quan, học tập và tiếp xúc với người nước ngoài.

Phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời những phần tử cơ hội, tự chuyển hóa, biến chất về chính trị và phẩm chất đạo đức, thẩm tra cán bộ Đảng viên có vấn đề lịch sử không rõ ràng, chưa được xác minh quan hệ chính trị phức tạp.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải thực hiện đúng quy trình, trình tự các bước trong thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ nhất là CBQL.

Cán bộ, lãnh đạo Phòng GD&ĐT phải có năng lực về công tác cán bộ, công tác thanh tra khảo thí.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 96)