Thực trạng đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 57)

- Thực trạng về đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- Thực trạng về phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Phối hợp các phương pháp: Nghiên cứu công tác công tác tổ chức cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lập, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ,...

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường mầm non huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Một số giáo viên các trường mầm non huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ Lập tỉnh Phú Thọ

2.3.1.1. Số lượng

42

trong đó có 18 trường mầm non công lập có 6 nhóm lớp trở lên, 01 trường mầm non tư thục có 03 nhóm lớp. Số lượng CBQL ở các trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ là:

Tổng số CBQL (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng): 55. Trong đó: - Hiệu trưởng: 19. - Phó HT: 36

- Nữ: 53 - Đảng viên: 55

Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ Tổng số Hiệu trƣởng Phó hiệu trƣởng Số lượng Tỷ lệ Đảng viên Nữ Số lượng Tỷ lệ Đảng viên Nữ 55 19 34,5% 19 17 36 65,5% 36 36

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập) 2.3.1.2. Trình độ - Trình độ chuyên môn: + Trên đại học: 0. + Đại học: 50. + Cao đẳng: 3 + Trung cấp: 2 - Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp: 0. + Cử nhân: 0. + Trung cấp: 55. + Sơ cấp: 0. - Trình độ Quản lý:

+ 100% đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tại trường Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý tỉnh Phú Thọ.

43

Bảng 2.4. Thống kê trình độ CBQL trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

Tổng số

Trình độ CM Trình độ chính trị độ QL Trình

TC ĐH Trên ĐH cấp Sơ Trung cấp nhân Cử Cao cấp qua Đã lớp BD Q.lý Tỷ lệ % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 55 2 3,6 3 5,5 50 90,9 0 0 0 0 55 100 0 0 0 0 55 100

2.3.1.3. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lý

Bảng 2.5. Thống kê cơ cấu giới, độ tuổi, thâm niên quản lý của CBQL trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

Tổng số 55

Giới Độ tuổi Thâm niên QL

Nam Nữ <30 30-35 36-40 41-45 46-50 >50 năm <5 5-10 năm 11-15 năm 16-20 năm năm >20

SL 2 53 2 10 15 14 12 2 2 16 20 14 3

% 3,6 96,4 3,6 18,2 27,3 25,5 21,8 3,6 3,6 29,1 36,3 25,5 5,5

- Cơ cấu giới

Cán bộ quản lý trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ đa số là nữ. Số lượng CBQL nữ là 53/55 chiếm 96,4%, nam giới là 2/55 chiếm 3,6%. Như vậy CBQL nữ các trường mầm non trong huyện là chủ yếu, điều này thể hiện sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường mầm non so với các cấp học khác, sự mất cân đối là do đặc điểm của cấp học mầm non.

Trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên chủ yếu là nữ, nếu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đều là nam giới thì có thể các nữ giáo viên sẽ khó chia sẻ trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong nhà trường.

- Về độ tuổi

Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ năm học 2015 - 2016 được trình bày trong bảng số 2.5.

44

Số liệu trong bảng cho thấy, CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ ở độ tuổi từ 30 tuổi đến 45 tuổi chiếm 71%. Ở độ tuổi và có kinh nghiệm trong công tác, có khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin để phục vụ giảng dạy, quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Số CBQL ở độ tuổi dưới 30 và trên 50 tuổi có 7,2% đảm bảo cân bằng giữa đội ngũ kế cận và đội ngũ nghỉ hưu. 4% 58% 38% Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 Trên 15

Biểu đồ 2.3. Thâm niên quản lý của CBQL

- Về thâm niên quản lý

Thâm niên quản lý của CBQL trường mầm non huyện Yên Lập được thể hiện trong bảng số 2.5 và biểu đố số 2.3.

Qua bảng và biểu đồ cho thấy:

Số CBQL có thâm niên quản lý dưới 5 năm là: 2 chiếm 4%. Số CBQL có thâm niên quản lý 5 – 15 năm là: 29 chiếm 58%. Số CBQL có thâm niên quản lý trên 16 năm là: 19 chiếm 38%.

45

2.3.1.4. Phân loại đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Yên Lập

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non năm học 2015-2016

Xếp loại

Hiệu trƣởng (18 ngƣời) Phó Hiệu trƣởng (36 ngƣời)

Tự xếp loại PGD&ĐT xếp loại Tự xếp loại PGD&ĐT xếp loại Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Xuất sắc 12 66,7 8 44,4 28 77,8 20 55,6 Khá 6 33,3 10 55,6 8 22,2 16 44,4 Trung bình 0 0 0 0 Kém 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập)

100% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường mầm non của huyện Yên Lập đã được đánh giá và xếp loại theo quy định. Tuy nhiên kết quả đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của Phòng GD&ĐT thấp hơn so với kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng (Phòng xếp loại HT: 44,4% xuất sắc; 55,6% khá; HT tự đánh giá: 66,7% xuất sắc; 33,3% khá, Phòng xếp loại PHT: 55,6% xuất sắc, 44,4% khá, PHT tự xếp loại: 77,8 xuất sắc, 22,2 Khá). Việc đánh giá CBQL tại các cơ sở đôi khi còn nể nang, chưa phản ánh đúng thực chất năng lực của CBQL.

Phân tích kết quả đánh giá đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập theo Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non gồm: 05 tiêu chí về Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; 03 tiêu chí về Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; 09 tiêu chí về Năng lực quản lí trường mầm non, 02 tiêu chí về Năng lực tổ chức phối hợp gia đình trẻ và xã hội, cụ thể như sau:

46

CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tích cực tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên vẫn cần phải chú ý rèn luyện tiêu chí số 4: “Giao tiếp, ứng xử” bởi thực tế CBQL các trường mầm non của huyện Yên Lập còn một số hạn chế trong nội dung “Hợp tác và tôn trọng cha mẹ trẻ” và nội dung “Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong chăm sóc và giáo dục trẻ” do đa số là CBQL trẻ, tuổi đời cũng như tuổi nghề ít, kinh nghiệm làm công tác quản lý còn hạn chế, bất đồng về ngôn ngữ, trình độ dân trí còn hạn chế,...

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Đội ngũ CBQL của huyện Yên Lập có trình độ chuyên môn đảm bảo theo yêu cầu, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng triển khai thực hiện chương trình GDMN. Tuy nhiên do đa số là CBQL trẻ nên kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều; năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về nghiệp vụ sư phạm GDMN, về thực hiện chương trình, kế hoạch GDMN của một số CBQL còn hạn chế.

- Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trường

Cơ bản các CBQL trường mầm non của huyện Yên Lập có hiểu biết về nghiệp vụ quản lý; có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; quản lý trẻ em và quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; thực hiện nghiêm túc việc quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo quy định.

Tuy nhiên, một số CBQL chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị (76,2%) nên việc vận dụng các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội Đa số CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập có năng lực trong việc phối hợp với cha mẹ trẻ, thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến

47

kiến thức về nuôi dạy trẻ theo khoa học; tích cực trong việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm phát triển GDMN trên địa bàn.

Tuy nhiên, do một số CBQL chưa biết giao tiếp bằng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương nên việc phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về nuôi dạy trẻ theo khoa học còn gặp nhiều khó khăn. Một số CBQL cần rèn luyện thêm ở nội dung “huy động các nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các mục tiêu GDMN” vì thực tế hiệu quả của hoạt động này chưa cao.

Thực trạng chung về đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập:

Điểm mạnh

- Đội ngũ CBQL các trường mầm non huyện Yên Lập có lập trường tư tưởng vững vàng, 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, tỷ lệ CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn khá cao. Hầu hết đội ngũ CBQL trường mầm non luôn gương mẫu, được phụ huynh và nhân dân tín nhiệm.

- Đội ngũ CBQL có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức và chỉ đạo giáo viên trong trường triển khai đầy đủ các hoạt động giáo dục; đồng thời có hiểu biết nhất định về quản lý trường mầm non; biết huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC, bổ sung thiết bị nhà trường; biết tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, gương mẫu trong học tập và lao động; một số CBQL có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và có khả năng hỗ trợ phát triển chuyên môn cho đồng nghiệp tốt.

- Đội ngũ CBQL đa số là cán bộ trẻ có lòng nhiệt huyết, tích cực tự học, tự bồi dưỡng và tương đối nhanh nhạy tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà trường, hiện tại cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý trường mầm non.

Điểm yếu:

48

xử lý tình huống thực tiễn, lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo thực tế của địa phương, đơn vị.

- Một số CBQL kỹ năng quan hệ giao tiếp còn hạn chế, chưa chủ động liên hệ phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để huy động sự quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Nguyên nhân của các mặt còn yếu kém là:

- Số giáo viên còn thiếu nhiều so với quy định vì vậy khó khăn trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

- CBQL phần lớn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nên thiếu kinh nghiệm QL, thiếu chủ động trong việc tìm ra giải pháp khi thực hiện nhiệm vụ; điều kiện, môi trường công tác gặp nhiều khó khăn, ít có cơ hội giao lưu, học hỏi.

- Một số CBQL còn quen với cách thức quản lý trông đợi sự chỉ đạo từ các cơ quan quản lý cấp trên; chưa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai nhiệm vụ. Phòng GD&ĐT có thời điểm chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non; công tác tham mưu với huyện chưa tích cực.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện yên lập, tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 57)