Điều kiện tự nhiên tại huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2019 (Trang 43 - 46)

1 Nhóm yếu tố này không ảnh hưởng đến thu hồi đất ,00-,79 2 Nhóm yếu tố này ảnh hưởng ít đến thu hồi đất ,80-2,

3.1.1.Điều kiện tự nhiên tại huyện Cô Tô

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cô Tô nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh trong phạm vi Từ200 55’ đến 210 15’ 7’’ vĩ độ Bắc; Từ 1070 35’ đến 1080 20’ kinh độ Đông.

Phía Bắc: Giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà) và đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái)

Phía Nam: Giáp vùng biển Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng) Phía Tây: Giáp huyện đảo Vân Đồn

Phía Đông giáp đường phân định vịnh Bắc Bộ với chiều dài gần 200 km từ ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ.

Vùng biển đảo Cô Tô gồm hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ của quần đảo Cô Tô phân bố trên một vùng biển rộng gần 400 km2, trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô lớn (đảo Cô Tô), đảo Thanh Lân và đảo Trần với tổng diện tích các đảo là 5.004,93 ha (UBND huyện Cô Tô, 2020)

Với vị trí địa lý nêu trên, cho thấy Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch , giao lưu kinh tế với nhân dân Trung Quốc. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lược, đăc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giới trên biển của nước ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Cô Tô là huyện đảo xung quanh được biển bao bọc, do biến đổi địa chất kỷ Halogen, có địa hình đồi thấp, bị chia cắt rất mạnh. Căn cứ vào địa hình có thể chia đảo thành 2 vùng là vùng đồi núi thấp và vùng đất bằng.

- Vùng đồi núi thấp chiếm 51% diện tích tự nhiên. Gồm các xã Thanh Lân, Đồng Tiến, thị trấn Cô Tô có độ cao trung bình từ 80-100m, đỉnh cao nhất ở đảo Thanh Lân là 199m. Phần lớn các dãy núi cao trên 100m và dưới 199m, chạy suốt chiều dài đảo từ điểm cực Đông Bắc đến điểm cực Tây Nam, sườn núi dốc có rừng cây rậm, chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên của vùng (UBND huyện Cô Tô, 2011).

- Vùng đất bằng chiếm 49% diện tích tự nhiên. Đất bằng không tập trung thành khu vực lớn mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp. Cao độ trung bình vùng ruộng 2,5m - 3m, vùng dân cư là 3,5m - 5,5m (UBND huyện Cô Tô, 2011).

3.1.1.3. Khí hậu.

Cô Tô là huyện hải đảo có chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.

- Lượng mưa: Lượng mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy,

lượng mưa phân bố không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt.

- Chế độ gió - bão: Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11.

3.1.1.4. Thuỷ văn và hải văn

Chế độ thuỷ văn của huyện Cô Tô phân bố không đều theo 2 mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít, ngắn và dốc, hay bị khô hạn về mùa đông. Trên địa bàn huyện có 13 con suối có chiều dài từ 1km trở lên, đươc phân bố ở đảo Thanh Lân 9 con suối, đảo Cô Tô lớn có 3 và đảo Cô Tô con có 1. Riêng ở đảo Thanh Lân có 3 con suối nhỏ là suối Ngọc Mai dài 0,7 km, lưu vực 0,88 km2; Cáp Cháu dài 1,9 km, lưu vực 1,03 km2; suối Bắc Vàn Xíu dài 1,5 km, lưu vực 1,63 km2. Về mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cư dân trên đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo. Chế độ hải văn phụ thuộc chủ yếu vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển thống trị có hướng Đông Bắc- Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định. Mùa hè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa bão đạt tới 6m. Thuỷ triều dao động lớn từ 3,95 – 4,95m.

3.1.1.5. Tài nguyên

* Tài nguyên đất: Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.

- Nhóm đất cát: Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển; có 3 đơn vị đất là: Bãi cát ven sông, ven biển; Đất cồn cát trắng vàng; Đất cát biển.

- Nhóm đất Glây: Đất Glây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa; có một đơn vị đất là đất Glây chua.

- Nhóm đất đỏ vàng: Đất đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình

thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3/năm, nhưng khả năng giữ nước lại rất kém. Bởi vì xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Trên địa bàn huyện có 13 con suối có chiều dài từ 1 km trở lên, chỉ hoạt động vào mùa mưa, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo Cô Tô có 3 con suối.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệum3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể sử dụng các giếng khoan hoặc đào giếng với độ sâu 8 - 20m để cung cấp nước, có những khu vực mực nước ngầm chỉ ở độ sâu 4-5 m như ở thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Một số nơi sát biển hay bị nhiễm mặn.

* Tài nguyên rng: huyện Cô Tô có 2.416,07 ha rừng, chiếm 48,27% diện tích tự nhiên huyện (tăng 325,50 ha so với năm 2010); toàn bộ là rừng phòng hộ.

* Tài nguyên bin: Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m với 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2019 (Trang 43 - 46)