Sự thích nghi của cơ thể khi sử dụng lâu dài aconitin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN HẮC PHỤ, BẠCH PHỤ VÀ BÀO CHẾ CAO PHỤ TỬ Ở QUY MÔ PILOT (Trang 36 - 37)

II. Monoester alc.

1.3.11.3. Sự thích nghi của cơ thể khi sử dụng lâu dài aconitin

Wada và cộng sự (2005, 2006) đã nghiên cứu tác dụng của aconitin khi cho chuột nhắt trắng uống lặp lại trong nhiều ngày với liều 1mg/kg (khoảng ½ liều LD50). Kết quả cho thấy ở ngày đầu tiên, sau khi uống 15 phút, aconitin

đạt nồng độ tối đa trong máu và các cơ quan (tim, gan, thận) và giảm dần. Ở

thời điểm 90 phút sau khi uống, nồng độ aconitin trong máu và các cơ quan giảm dần từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 22, trong khi nồng độ benzoylaconin và aconin tăng dần. Trên điện tâm đồ, tần số của loạn nhịp ở ngày đầu tiên rất nguy hiểm và xảy ra ở tất cả chuột thử nghiệm trong vòng 30 phút sau khi uống aconitin, một số chuột chết trong vòng 60 phút, sau 90 phút, loạn nhịp nguy hiểm vẫn tồn tại ở tất cả chuột thử. Loạn nhịp giảm dần ở những ngày sau, ở ngày thứ 22 loạn nhịp chỉ xảy ra thoáng qua và ít gặp, nếu có thì dừng lại trong vòng 30 phút sau khi cho uống thuốc. Hiện tượng này có thể do tác dụng của các sản phẩm thuỷ phân của aconitin tăng lên hoặc sự giảm hiệu lực lên tim của aconitin khi được sử dụng lặp lại nhiều lần [117]. Nhiệt độ trực tràng chuột sau khi uống thuốc 90 phút ở ngày đầu tiên giảm xuống đáng kể

(70C), ở những ngày sau sự giảm nhiệt độ ít dần, từ ngày thứ 11-22 gần như

không giảm. Đến ngày thứ 22, nhiệt độ trực tràng chuột chỉ giảm xuống không đáng kể trong 30 phút đầu, sau đó tăng lên, đến 80-90 phút trở lại bình thường [116]. Như vậy sử dụng aconitin lặp lại nhiều lần đã giúp cơ thể thích nghi dần với tác dụng gây độc của chất này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN HẮC PHỤ, BẠCH PHỤ VÀ BÀO CHẾ CAO PHỤ TỬ Ở QUY MÔ PILOT (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)