Phụ tử sống, Xuyên ô, Thảo ô có tác dụng giảm đau sau khi cho chuột nhắt trắng và chuột cống trắng uống hoặc tiêm màng bụng [85], [139], [141], [144]. Cao chiết nước và methanol của Phụ tử (A. yesoense Nakai var. macroyesoense)có tác dụng giảm đau ở chuột gây quặn đau bằng acid acetic [149].
Phụ tử sau khi chế biến thành Diêm phụ, Hắc phụ phiến và Bạch phụ
phiến để giảm độc tính thì tác dụng giảm đau cũng kém đi. Tác dụng giảm
đau của Phụ tử sống và chế do cơ chế thần kinh trung ương thông qua hệ
Phụ tử chế bằng phương pháp hấp hơi nước ở 1050C trong 50 phút có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng ở liều uống 1g/kg và 2g/kg [104]; trên chuột cống trắng, tác dụng giảm đau phụ thuộc vào liều dùng [122]. Phụ
tử hấp hơi nước ở 1200C trong 50 phút thì không có tác dụng giảm đau ở bất kỳ liều thử nào [104].
Alc. toàn phần Xuyên ô và Thảo ô có tác dụng gây tê cục bộ và giảm
đau trên mô hình mâm nóng và đau quặn bằng acid acetic ở chuột nhắt trắng [139], [141], [144].
Các alc. C19-diterpenoid như: mesaconitin [32], [59], [92], [107],
aconitin, hypaconitin, 3-acetylaconitin [32], [60], [134] có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, các chất này không thểđược sử dụng trong điều trị để giảm đau vì chỉ số điều trị (LD50/ED50) quá thấp [32], [59]. Các alc. C20–diterpenoid như
kobusin, pseudokobusin, ignavin, hypognavin cũng có tác dụng giảm đau
[149].
Một số alc. khác có tác dụng giảm đau như: lappaconitin [60], N- desacetyllappaconitin [32], guanfu base A [139], 8-O-cinnamoylneolin [111]. Thông qua chế biến Phụ tử, một phần alc. nhóm aconitin chuyển hoá
thành nhóm pyro có độc tính thấp. Các alc. nhóm pyro như 16-epi-
pyrojesaconitin, pyrojesaconitin, pyroaconitin cũng có tác dụng giảm đau nhưng yếu hơn so với các alcaloid gốc nhóm aconitin tương ứng [93].
Về mối liên quan giữa cấu trúc hoá học và tác dụng giảm đau, một số
tác giả cho rằng nhóm C8 – acetyloxy ảnh hưởng lớn tới sự xuất hiện của độc tính và hoạt tính giảm đau [139], [149].