Thực trạng rủi ro tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ xấu

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh an giang phòng giao dịch long xuyên (Trang 57 - 59)

Cũng giống như những ngành nghề khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng là một hoạt động kinh doanh và việc gặp phải những rủi ro là không thể tránh khỏi. Và rủi ro của ngân hàng chính là việc không thu hồi được nợ khi đến hạn trả. Một trong những việc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng sợ phải đối mặt nhất đó là tình trạng nợ xấu, tuy nhiên vẫn không thể tránh được vì đó là những khoản nợ không thể dự đoán trước được. Nợ xấu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm, nghiêm trọng hơn nữa thì có thể dẩn đến sự phá sản của một ngân hàng. Vì vậy đây là chỉ tiêu được NHNN đặc biệt quan tâm và luôn yêu cầu các NHTM giữ một tỉ lệ phù hợp. Nhận thức được sự nguy hiểm cảu nợ xấu nên Sacombank Long Xuyên luôn đặc biệt quan tâm đến tiêu chí này.

Bảng 4.11: nợ xấu theo thời hạn tại Sacombank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Ngắn hạn 1.256,54 1.062,03 1.326,06 1.091,10 776,25 Trung và dài hạn 194,26 132,71 237,28 122,65 145,07 Tổng 1.450,80 1.194,73 1.563,34 1.213,70 921,32

(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ xấu theo thời hạn có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm, trong đó nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ lớn hơn rất nhiều so với nợ xấu trung và dài hạn.

48

- Ngắn hạn: năm 2010, nợ xấu đạt mức 1256,54 triệu đồng, chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Do Ngân hàng tập trung cho vay phần lớn các khoản ngắn hạn nên các khoản nợ xấu phát sinh ở ngắn hạn cũng nhiều hơn so với các khoản nợ trung và dài hạn. Sang năm 2011, nợ xấu ngắn hạn giảm 15,48% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu giảm là do trong năm 2011, nền kinh tế trên địa bàng tỉnh phát triển nhanh, khách hàng kinh doanh có lợi nhuận và chủ động tìm đến ngân hàng trả nợ, qua đó làm cho nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên, đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng có xu hướng tăng lên với mức tăng gần 25%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tiếp đà tăng trưởng nhanh của năm 2011, năm 2012 ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô, tăng cường cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn tăng lên, làm nợ xấu cũng tăng theo. Trong khi đó, thời tiết diễn biến thất thường, lũ lụt kéo dài, nhiều dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi của người dân, chí phí sản xuất lại tăng nhanh do lạm phát, làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng và đó là nguyên nhân khiến nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do rút được kinh nghiệm từ năm trước, ngân hàng đã thắt chặt hơn nữa trong việc thẩm định khách hàng, không làm phát sinh thêm nợ xấu. Hơn nữa, do tình hình kinh tế khả quan, có những khách hàng kinh doanh hiệu quả, giải quyết được hàng tồn kho nên chủ động đến trả nợ ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng thường xuyên theo dõi, tích cực thu hồi những khoản nợ xấu của năm trước nên làm cho nợ xấu ngắn hạn đã giảm được 28,85% so với 6 tháng đầu năm 2012.

- Trung và dài hạn: nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, nên dư nợ trung và dài hạn là không lớn và đồng thời ngân hàng rất chú trọng việc thẩm định khi cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro. Vì vậy, nợ xấu của cho vay trung và dài hạn không nhiều. Nhìn chung, nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng tăng giảm không đều trong những năm qua. Năm 2010, nợ xấu cho vay trung và dài hạn là 194,26 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 132,71 triệu đồng. Đến năm 2012, nợ xấu ở khoản mục này đã tăng lên thành 237,28 triệu đồng. tương ứng tăng 78.80% so với năm 2011. Ở 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu trung và dài hạn tiếp tục tăng lên so với cùng kì năm trước, cụ thể đã tăng 35,35% so với năm 2012. Năm 2011, tình hình kinh tế phát triển, và bằng các chính sách thu nợ hợp lý nên tình hình nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống. Đến năm 2012, khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do giá cả vật chất leo thang nên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến nhiều doanh

49

nghiệp khó khăn trong công tác trả nợ vì lãi suất vay vốn còn cao, khâu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn đã làm nợ xấu trung và dài hạn tăng nhanh. Tuy nhiên, do ngân hàng chủ yếu cho vay vào những đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nợ xấu cho vay trung và dài hạn là không nhiều. Qua đó cũng giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh an giang phòng giao dịch long xuyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)