Khả năng bù đắp RRTD

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh an giang phòng giao dịch long xuyên (Trang 66)

Qua bảng số liệu ta thấy, dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ có khả năng mất vốn trong những năm qua đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ trích lập dự phòng của ngân hàng là đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra RRTD.

57

Chương 5

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG PHÒNG GIAO DỊCH

LONG XUYÊN 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1 Những mặt làm được

Với áp lực cạnh tranh cao khi ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ nhưng Sacombank Long Xuyên luôn nỗ lực giữ vững vị thế của mình trong lòng khách hàng điều đó thể hiện qua doanh số cho vay và tổng dư nợ tăng qua các năm. Bên cạnh đó ngân hàng luôn tìm cách giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có cố gắng thu thập nhiều thông tin về khách hàng xin vay để giảm thiểu rủi ro mất vốn cho ngân hàng và tránh tình trạng cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng. Công tác trước cho vay được thực hiện xét duyệt rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, công tác kiểm tra giám sát các khoản vay của khách hàng được thực hiện thường xuyên hơn, cán bộ tín dụng rất chú trọng công tác nhắc nhở, đôn đốc thu hồi nợ.

5.1.2 Những mặt còn tồn tại

Ngân hàng nằm ở TP.Long Xuyên, là trung tâm kinh tế chính của tỉnh, nơi có nhiều ngân hàng thương mại khác đang hoạt động nênNgân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong công tác huy động vốn vì đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt. Vì thế, Ngân hàng cần đề ra những chính sách hợp lý để có thể đảm bảo nguồn vốn huy động đủ đáp ứng cho hoạt động tín dụng.

Việc quản lý chi phí của Ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến việc chi phí tăng liên tục với tốc độ tăng nhanh làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thực hiện được toàn diện do cán bộ tín dụng bị quá tải về việc quản lý dư nợ, quản lý địa bàn và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cộng thêm việc số lượng khách hàng tăng nhanh rất khó để nắm hết được thông tin của khách hàng, dẫn đến rủi ro khách hàng xử dụng vốn sai mục đích.

Các biện pháp áp dụng xử lý và phòng ngừa nợ xấu chưa linh hoạt trong các trường hợp khác nhau. Thời gian xử lý tài sản đảm bảo thường kéo dài.

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK AN GIANG PHÒNG GIAO DỊCH RO TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK AN GIANG PHÒNG GIAO DỊCH LONG XUYÊN

58

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Trong hoạt động của ngân hàng, một khi đã phát sinh nợ xấu thì việc thu hồi nợ xấu là hết sức khó khăn, đôi khi không thu hồi được. Vì vậy, các mốn nợ đã cho vay cần được chú ý quan tâm để có những biện pháp phù hợp ngăn ngừa cà hạn chế phát sinh nợ xấu. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chể rủi ro tín dụng tại ngân hàng:

5.2.1 Lựa chọn khách hàng tiềm năng

- Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng cần thiết phải sang lọc khách hàng của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tính dụng là việc cho vay những khách hàng xấu và bỏ qua những khách hàng tốt. Vì vậy, việc chọn lựa khách hàng là cần thiết. Để việc sang lọc khách hàng có hiệu quả cần tập hợp các thông tin chính xác về người vay tiền, lịch sử vay tiền của khách hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để quyết định cho vay.

- Đối với khách hàng vay là cá nhân, ngân hàng cần tập hợp các thông tin về tuổi tác, thu nhập, tài sản, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, những khoản tiền đã vay và những món tiền vay còn tồn đọng, mục đích sử dụng tiền vay hiện tại,….bằng cách phỏng vấn trực tiếp người vay, hoặc những người có liên quan do khách hàng cung cấp.

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp ngoài những thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh,… ngân hàng cũng cần xét đến cách thức sử dụng tiền vay và những kế hoạch trong tương lai của các doanh nghiệp.

5.2.2 Giám sát quá trình sử dụng vốn và thu hồi vốn

- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn sau cho vay của khách hàng có đúng thỏa thuận ba đầu không, nếu không đúng có thể ngưng phát tiền vay hoặc thu nợ ngay mà không cần phải chờ đến hạn.

- Thường xuyên theo dõi các khoản nợ, tình hình trả nợ của khách hàng để nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc phát hiện khách hàng cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

- Chỉ chấp nhận những tài sản có tính thanh khoản cao làm tài sản đảm bảo khi cho vay. Đồng thời phải kiểm tra kỹ xem tài sản đó có bị tranh chấp hay đã bị sang nhượng hay không.

- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và diễn biến thị trường, khả năng cạnh tranh của khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa…

59

5.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

- Cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất mật thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, năng động và có trách nhiệm với công việc.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng. Có như vậy mới động viên cán bộ tín dụng không ngừng hoàn thiện mình và hoàn thành tốt công việc được giao.

5.2.4 Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là một trong những nguyên lý quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng, đây là một cách để ngân hàng thu thập thông tin về những người vay tiền. Để hoạt động tín dụng được ổn định và mở rộng thì phải giử được khách hàng cũ đồng thời khai thác khách hàng mới. Việc xây dựng được mối quan hệ lâu dài vơi khách hàng giúp ngân hàng tìm được những khách hàng tốt, có uy tín, đồng thời nắm được nhu cầu thực tế và khả năng thanh toán của khách hàng, qua đó giảm được các chi phí liên quan đến việc thu thập thông tin, đánh giá tiềm năng và rủi ro của khách hàng. Ngân hàng luôn dành những quan tâm đến khách hàng của mình thông qua những chương trình khuyến mãi, quà tặng tri ân khách hàng trong các dịp lễ lớn, đồng thời tài trợ cho những chương rình phát học bổng, phát gạo cho người nghèo, từ đó tạo thêm được lòng tin cũng như uy tín trong lòng khách hàng, đảm bảo việc xây dựng được mối quan hệ lâu dài với những khách hàng tốt, đồng thời thu hút những khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

5.2.5 Mua bảo hiểm cho các khoản vay của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại ngân hàng đã áp dụng hình thức mua bảo hiểm tiền vay đến khách hàng. Qua đó có thể tránh được những thiệt hại khi rủi ro bất ngờ xảy ra.

60

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Hiện nay, hoạt động kinh doanh ở ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh là một trong những khó khăn gây trở ngại lớn đối với ngân hàng. Tuy nhiên, bằng sự nổ lực liên tục, Sacombank đã vượt qua những khó khăn về biến động cảu thị trường cùng với sựj cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác để đạt những kết quả hết sức khả quan, đồng thời cũng trở thành cầu nối quan trọng trong việc phát triển kinh tế hiện nay của Tỉnh.

Qua phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank Long Xuyên ta thấy:

- Về tình hình huy động vốn: vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày một tăng về vốn của khách hàng, ngân hàng cần có những chính sách nhằm thu hút vốn nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Về tình hình hoạt động tín dụng: hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển hơn, quy mô tín dụng ngày càng mở rộng thông qua việc doanh số cho vay và dư nợ tăng liên tục, đồng thời công tác thu nợ cũng đạt hiệu quả cao. Tuy nợ xấu có phần tăng lên trong năm 2012 nhưng tình hình chung qua các năm, thì hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm liên tục. Qua đó cho thấy ngân hàng hoạt động ngày một hiệu quả.

- Về kết quả hoạt động kinh doanh: lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm, thu nhập tăng kéo theo chi phí cũng tăng. Như vậy trong thời gian tới ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giảm những chi phí có thể, để dạt những kết quả cao hơn trong hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung, tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua là khá tôt.

Qua quá trình phân tích đã giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, ngân hàng cần có những phương pháp quản trị rủi ro thích hợp, phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.

6.2 KIẾN NGHỊ

61

- Cần có những dự báo kịp thời về diễn biến, tình hình biến động kinh tế trên cả nước nói chung đồng thời trên địa bàn tỉnh nói riêng, có những chỉ đạo, hướng dẫn mang tính kịp thời để các doanh nghiệp cũng như bộ phận kinh tế cá thể có những hướng đi đúng đắn, tránh những rủi ro trong kinh doanh xảy ra. Đồng thời giúp ngân hàng có những chiến lược kinh doanh cụ thể, cân đối nguồn vốn họp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay, phát triển kinh tế xá hội địa phương.

- Hỗ trợ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ cũng như việc xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng, giúp ngân hàng tận thu được những món nợ quá hạn cả gốc lẫn lãi. Đồng thời có những biện pháp thích đáng để răng đe những trường hợp cố tình lừa đảo nhằm chiếm hữu nguồn vốn của ngân hàng.

6.2.2 Đối với Sacombank Long Xuyên

- Không ngừng nâng cao trình đội của đội ngũ cán bộ tín dụng, nhất là trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn

- Thường xuyên theo dõi, bám sát các khoản đã cho vay để có những ứng phó kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

- Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay để khi rủi ro trong những trường hợp bất khả kháng, ngân hàng vẫn có thể thu hồi được món nợ vay.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2012). Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Khoa kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại (2010). Quản trị ngân hàng thương mại. Khoa kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010). Tiền tệ - Ngân hàng. Khoa kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

4. Các trang web:

Ngô gia, 2011. Kinh tế xã họi An Giang tiếp tục gặt hái thắng lợi. <http://www.sggp.org.vn/kinhte/tugioithieu/2011/12/277137/ >.[ngày truy cập: 24 tháng 9 năm 2013]

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=14719>.[ngày truy cập: 24 tháng 9 năm 2013]

63

PHỤ LỤC

Bảng 1: tình hình huy động vốn của Sacombank Long Xuyên Giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đvt: triệu đồng

Khoản mục năm chênh lệch 2011/2010

chênh lệch 2012/2011

chênh lệch 6T2013/6T2012

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 số tiền % số tiền % số tiền %

TG của cá nhân 295.835,53 364.443,51 475.953,62 354.065,66 490.734,58 68.607,98 23,19 111.510,11 30,60 136.668,92 38,60 + TGTT 5.236,76 4.103,86 5.483,67 4.042,40 5.103,86 -1.132,90 -21,63 1.379,81 33,62 1.061,46 26,26 + TGTK 290.598,77 360.339,65 470.469,95 350.023,26 485.630,72 69.740,88 24,00 110.130,30 30,56 135.607,46 38,74 TG của TCKT 81.878,60 148.314,03 192.683,24 151.340,48 230.372,16 66.435,43 81,14 44.369,21 29,92 79.031,68 52,22 + TG không kỳ hạn 49.338,91 104.346,30 132.829,43 109.661,81 170.900,24 55.007,39 111,49 28.483,13 27,30 61.238,43 55,84 + TG có kỳ hạn 32.539,69 43.967,73 59.853,81 41.678,67 59.471,92 11.428,04 35,12 15.886,08 36,13 17.793,25 42,69 Phát hành GTCG 79.108,02 133.010,49 420.478,48 100.904,37 177.566,70 53.902,47 68,14 287.467,99 216,12 76.662,33 75,98 Vốn huy động 456.822,15 645.768,03 1.089.115,34 606.310,51 898.673,44 188.945,88 41,36 443.347,31 68,65 292.362,93 48,22

64

Bảng 2: tình hình cho vay và thu hồi nợ của Sacombank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 3 : Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo thời hạn tại Sacombank Long xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DSCV 1732933.70 3054986.05 4966093.55 2104494.55 2935334.98 1322052.35 76.29 1911107.50 62.56 830840.43 39.48 Ngắn hạn 1458647.43 2731796.40 4441785.38 1883101.25 2622721.80 1273148.97 87.28 1709988.98 62.60 739620.55 39.28 Trung và dài hạn 274286.27 323189.65 524308.17 221393.30 312613.18 48903.38 17.83 201118.52 62.23 91219.88 41.20 DSTN 1384352.51 2848887.09 4748868.03 2001239.82 2793706.99 1464534.58 105.79 1899980.94 66.69 792467.17 39.60 Ngắn hạn 1194649.30 1254606.61 4250146.99 1776686.63 2483605.51 1319957.31 110.49 1735540.38 69.02 706918.89 39.79 Trung và dài hạn 189703.21 334280.48 498721.04 224553.19 310101.48 144577.27 76.21 164440.56 49.19 85548.28 38.10 Dư nợ 615267.80 821366.76 1038592.28 924621.49 1180220.27 206098.96 33.50 217225.52 26.45 255598.78 27.64 Ngắn hạn 430733.86 648223.81 839857.04 745152.40 972324.41 217489.95 50.49 191633.22 29.56 227172.01 30.49 Trung và dài hạn 184533.94 173142.95 198735.24 179469.09 207895.86 -11390.99 -6.17 25592.30 14.78 28426.77 15.84

(Nguồn: Sacombank PGD Long Xuyên)

Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm chênh lệch 2011/2010 chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6T2013/6T2012

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 số tiền % số tiền % số tiền %

DSCV 1.732.933,70 3.054.986,05 4.966.093,55 2.104.494,55 2.935.334,98 1.322.052,35 76,29 1.911.107,50 62,56 830.840,43 39,48 DSTN 1.384.352,51 2.848.887,09 4.748.868,03 2.001.239,82 2.793.706,99 1.464.534,58 105,79 1.899.980,94 66,69 792.467,17 39,60 Dư nợ 615.267,80 821.366,76 1.038.592,28 924.621,49 1.180.220,27 206.098,96 33,50 217.225,52 26,45 255.598,78 27,64

65

Bảng 4: doanh số cho vay theo mục đích vay vốn của Sacombank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Năm chênh lệch 2011/2010

chênh lệch 2012/2011

chênh lệch 6T2013/6T2012

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 số tiền % số tiền % số tiền %

SXKD 1.106.168,38 2.248.074,22 3.948.075,51 1.668.061,90 2.394.669,67 1.141.905,84 103,23 1.700.001,29 75,62 726.607,77 43,56

Nông nghiệp 166.739,03 278.763,07 320.414,21 121.052,49 141.546,67 112.024,04 67,19 41.651,14 14,94 20.494,18 16,93

Tiêu dùng 419.057,07 480.613,80 630.521,76 289.432,82 368.832,89 61.556,73 14,69 149.907,96 31,19 79.400,07 27,43

Khác 40.969,22 47.534,96 67.082,07 25.947,34 30.285,75 6.565,74 16,03 19.547,11 41,12 4.338,41 16,72

Tổng cộng 1.732.933,70 3.054.986,05 4.966.093,55 2.104.494,55 2.935.334,98 1.322.052,35 76,29 1.911.107,50 62,56 830.840,43 39,48

(Nguồn: Sacombank Long Xuyên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5: doanh số thu nợ theo mục đích vay vốn của Sacombank Long Xuyên giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Năm chênh lệch 2011/2010 chênh lệch 2012/2011 6T2013/6T2012 chênh lệch

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 số tiền % số tiền % số tiền %

SXKD 915.983,13 2.101.226,41 3.795.055,22 1.584.435,55 2.317.712,33 1.185.243,28 129,40 1.693.828,81 80,61 733.276,78 46,28

Nông nghiệp 124.830,15 217.128,08 308.819,22 119.358,63 139.876,38 92.297,93 73,94 91.691,14 42,23 20.517,75 17,19

Tiêu dùng 323.509,09 480.829,41 599.710,52 280.363,96 320.296,85 157.320,32 48,63 118.881,11 24,72 39.932,89 14,24

Khác 20.030,14 49.703,19 45.283,07 17.081,68 15.821,43 29.673,05 148,14 -4.420,12 -8,89 -1.260,25 -7,38

Tổng cộng 1.384.352,51 2.848.887,09 4.748.868,03 2.001.239,82 2.793.706,99 1.464.534,58 105,79 1.899.980,94 66,69 792.467,17 39,60

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh an giang phòng giao dịch long xuyên (Trang 66)