Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động tại chỗ. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Qua bảng số liệu ở trên nhận thấy, dư nợ trên vốn huy động những năm qua có xu hướng giảm dần, chứng tỏ nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 chỉ tiêu này đạt 134.68 %, có nghĩa là cứ 134.68 đồng dư nợ mới có 100 đồng vốn huy động tham gia. Chỉ tiêu này năm 2011 là 127.19% và năm 2012 là 95.36% và có xu hướng giảm tiếp tục trong năm 2013 khi trong 6 tháng đầu năm 2013 có phần thấp hơn cùng kì năm 2012. Nguyên nhân giảm của chỉ tiêu này là do cả vốn huy động lẫn dư nợ đều tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng của vốn huy động tăng nhanh hơn dư nợ nên làm cho dư nợ trên vốn huy động giảm. Việc tỷ lệ này giảm liên tục cho ta thấy được sự cố gắng cũng như nổ lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng trong công tác huy động vốn. Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn với nhiều kỳ hạn linh động, với nhiều chính sách ưu tiên khách hàng quen thuộc nên không những giữ chân được những đối tượng này mà còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới đến gởi tiền tại ngân hàng. Đồng thời, việc hệ số dư nợ trên vốn huy động luôn luôn đạt mức trên dưới 100% cho thấy vốn huy động được của ngân hàng đều tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng và nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Qua đó cho thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang ngày càng phát triển.
56