Bảng 4.14: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Sacombank Long qua 3 năm 2010 – 2012 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Doanh nghiệp 485,32 309,91 522,07 336,85 285,59 Cá thể 965,48 884,82 1.041,27 876,87 554,25 Tổng 1450,8 1194,7 1.563,34 1.213,72 921,32
(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)
- Doanh nghiệp: nợ xấu của các doanh nghiệp năm 2010 là 485.32 triệu đồng, sang năm 2011 giảm còn 309.91 triệu đồng, tương ứng giảm 36.14% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do một số doanh nghiệp trong năm 2011 kinh doanh thuận lợi, nên trả các khoản nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn hơn, hàng tồn kho tại các doanh nghiệp
53
tăng lên do không tìm được đầu ra, ảnh hưởng tới thu nhập của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Cá thể: là đối tượng khách hàng chủ yếu mà ngân hàng hướng đến trong quá trình phát triển của mình, nên dư nợ của thành phần kinh tế cá thể luôn chiêm tỷ trọng rất lớn trên tổng dư nợ của ngân hàng vì vậy mà nợ xấu của thành phần này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu của thành phần kinh tế cá thể giảm 15.41% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng đã cố gắng đôn đốc, giám sát thu hồi các món nợ, cán bộ tín dụng trực tiếp theo dõi và bám sát các khoản nợ của khách hàng, công tác nhắc nhở về các khoản nợ diễn ra thường xuyên, đồng thời việc sản xuất kinh doanh thuận lợi trong năm 2011 cũng làm cho nguồn thu của khách hàng tăng lên, qua đó việc thu nợ của ngân hàng cũng gặp thuận lợi. Sang năm 2012, nợ xấu của thành phần kinh tế cá thể tăng lên 26.79% so với năm 2011. Giải thích cho sự tăng lên này là do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến số lượng khách hàng ngày một đông đảo, trong đó có không ít là những khách hàng mới. Do đó, mặc dù luôn coi tư cách khách hàng là yếu tố đầu tiên trong quyết định cho vay nhưng việc kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng là hết sức khó khăn, dẫn đến việc kiểm soát khả năng trả nợ của người vay còn nhiều hạn chế nhất là đối với những khách hàng mới. Do đó, rủi ro là không thể tránh khỏi, việc một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng lên.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của cả các doanh nghiệp và cá thể đều giảm xuống so với cùng kì năm 2012. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ xấu của ngân hàng là khá tốt, đồng thời công tác thẩm định dự án kinh doanh của khách hàng ngày một hoàn thiện và được thắt chặt nên không phát sinh thêm nợ xấu.