Bảng 4.7. Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm năm
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 DSCV 1.732.933,70 3.054.986,05 4.966.093,55 2.104.494,55 2.935.334,98 - Doanh nghiệp 507.132,59 969.245,12 1.288.471,20 643.894,82 987.831,41 - Cá thể 1.225.801,11 2.085.740,93 3.677.622,35 1.460.599,73 1.947.503,57 DSTN 1.384.352,51 2.848.887,09 4.748.868,03 2.001.239,82 2.793.706,99 - Doanh nghiệp 415.007,32 797.110,48 1.214.614,56 612.302,58 940.169,20 - Cá thể 969.345,19 2.051.776,61 3.534.253,47 1.388.937,24 1.853.537,79 Dư nợ 615.267,80 821.366,76 1.038.592,28 924.621,49 1.180.220,27 - Doanh nghiệp 189.062,94 361.197,58 435.054,22 392.789,82 482.716,43 - Cá thể 426.204,86 460.169,18 603.538,06 531.831,67 697.503,84
39
4.2.3.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Tùy thuộc vào chính sách phát triển tín dụng của từng ngân hàng mà cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế khác nhau. Qua đó Sacombank Long Xuyên phân thành hai thành phần đó là doanh nghiệp và thành phần kinh tế cá thể. Việc phân chia DSCV theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn và từ đó có phương pháp tiếp cận cũng như chăm sóc khác hàng phù hợp với nhu cầu của họ.
Việc nghiên cứu DSCV theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng nắm được đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, qua đó xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để đưa ra những chiến chiến lược phát triển thích hợp.
- Đối với doanh nghiệp
Doanh số cho vay đối với thành phần này tuy chiếm tỷ không lớn trong tổng doanh số cho vay nhưng tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm. Đối tương chủ yếu của ngân hàng ở thành phần này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động, bù đắp những thiếu hụt tạm thời. Cụ thể năm 2011, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp tăng 91,12% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm
32,94% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng lên của doanh số cho vay là do các doanh nghiệp trên địa bàng trong những năm gần đây có xu hướng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất. Từ đó nhu cầu vốn vay cũng tăng theo. Nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, ngân hàng liên tục đưa ra những chương trình cho vay với các mức hỗ trợ lãi suất của chính phủ thu hút được nhiều daonh nghiệp tìm đến vay vốn. Cộng thêm việc đã tạo dựng được uy tín trên địa bàn hoạt đồng nên việc giữ được những khách hàng cũ, những khách hàng truyền thống cũng góp phần vào sự tăng trưởng của doanh số cho vay trong những năm qua. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng như những năm trước mặc dù tình hình kinh tế chung vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp đã tăng 53,42% so vơi cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên với đình hướng phát triển chung của toàn hệ thống Sacombank là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam nên đối tượng hướng đến chủ yếu là khách hàng cá thể nên doanh số cho vay các doanh nghệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.
- Đối với cá thể
Như đã phân tích ở trên, do định hướng là ngân hàng bán lẻ nên khách hàng chủ yếu của ngân hàng là khách hàng cá thể. Do đó, dễ thấy doanh số
40
cho vay đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục qua các năm. Do xác định đây là đối tượng cho vay chủ yếu nên ngân hàng đã tập trung phát triển, mở rộng mạng lưới khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như cho vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay tín chấp cùng nhiều hính thức vay ưu đãi mua, xây, sửa chữa nhà…với lãi suất cạnh tranh, cùng nhiều hình thức tiếp thị các sản phẩm cho vay tới khách hàng. Qua đó đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng vay vốn ngân hàng. Khi ngân hàng càng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì tất yếu là doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng theo, khi đó rủi ro tín dụng tiềm ẩn cũng là rất lớn. Vì vậy ngân hàng rất xem trọng khâu thẩm định khách hàng trước khi cho vay để có thể hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.
4.2.3.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
- Đối với doanh nghiệp
Doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm. Doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp tăng qua các năm theo doanh số cho vay, cho thấy các công ty này đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả nên đã trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Mặt khác, về phía ngân hàng cũng thực hiện công tác bám sát tình hình sử dụng vốn sau cho vay, thường xuyên nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ đến hạn, thực hiện tốt việc quản lý thu hồi nợ, qua đó làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm. Tình hình thu nợ của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 327.866,62 triệu đồng, tăng 53,55% so với cùng kì năm trước. Từ đó cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp là khá tốt, đồng thời cũng thể hiện được ngân hàng rất quan tâm đến phương án kinh doanh của các doanh nghiệp khi đến vay vốn, những phương án mang tính khả thi sẽ được ngân hàng cấp vốn, làm cho công tác thu hồi nợ diễn ra suông sẻ, hầu hết các khoản nợ đều thu hồi về đúng thời hạn.
- Đối với cá thể
Do đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là thanh phần cá thể nên doanh số thu nợ của thành phần này chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh số thu nợ chung của ngân hàng. Cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cá thể tăng liên tục qua các năm. Có được sự tăng trưởng liên tục trong doanh số thu nợ qua các năm là do giúp ngân hàng có được sự quay vòng vốn liên tục, kịp thời và hiệu quả. Qua đó chó thấy ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng nâng cao, đa số khách hàng cũng muốn giữ uy tín của mình với ngân hàng. Đồng thời việc gia tăng doanh số thu nợ qua các năm cũng cho thấy công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng là rất tốt, cũng không thể
41
không kể đến sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
4.2.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng đều qua các năm. Sự tăng trưởng ổn định của tổng dư nợ của các thành phần kinh tế cho thấy mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Sacombank Long Xuyên vẫn luôn có được lượng khách hàng ổn định, thường xuyên.
- Đối với doanh nghiệp
Nhìn chung dư nợ của các doanh nghiệp có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân là do hoạt động của ngân hàng ngày một mở rộng, cộng thêm nhu cầu vay vốn của các công ty cũng tăng qua các năm để duy trì hoặc mở rộng sản xuất làm cho số dư nợ của thành phần này cũng tăng theo. Do tình hình kinh tế những năm qua có những chuyển biến phức tạp, lạm phát tăng liên tục, chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, lâm vào tình trạng phá sản, nên ngân hàng rất thận trọng trong cho vay. Đa số các doanh nghiệp có quan hệ cho vay với ngân hàng là những khách hàng cũ, có uy tín, công việc kinh doanh ổn định, những khách hàng mới ở thành phần này được ngân hàng xét duyệt kỹ lưỡng, trước khi cho vay. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp mới sử dụng vốn vay hiệu quả, có được lòng tin, uy tín của ngân hàng nên dư nợ ngày cang tăng.
Do đây không phải là nhóm khách hành trọng tâm của ngân hàng, nhưng để mở rộng quy mô tín dụng, doanh số cho vay đối với các DNTN tăng qua các năm là tất yếu, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro doanh số thu nợ cũng phải tăng nhanh tương ứng, do đó dư nợ của doanh nghiệp tại ngân hàngcó tăng qua các năm.
- Đối với cá thể
Dư nợ cho vay kinh tế cá thể là nhiều nhất, do đây là thành phần kinh tế trọng tâm của ngân hàng. Những hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào thành phần này, số lượng khách hàng càng đông, nhu cầu vốn tăng cao nên dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và tăng liên tục qua các năm. Sự tăng lên liên tục của dư nợ đối với thành phần kinh tế cá thể là phù hợp với tình hình cho vay và thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó cho thấy Sacombank Long Xuyên đã đi đúng hướng trong định hướng phát triển của mình, là điểm đến uy tín của người dân khi có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần hết sức chú ý vì dư nợ tăng lên liên tục đồng nghĩa cũng mang đến những rủi ro tiềm ẩn.
42