Khi xem xét cho vay, ngân hàng cần phải thẩm định kỹ hiệu quả của phương án vay, khả năng tài chính, dòng tiền cũng như uy tín của khách hàng vay, sau đó mới xem xét đến tài sản đảm bảo vì tài sản đảm bảo, dù là tài sản gì cũng ẩn chứa rủi ro.
Sau đây ta sẽ xem xét tình hình nợ xấu của ngân hàng theo hình thức đảm bảo để có quản biện pháp quản lý tài sản thích hợp trên nguyên tắc an toàn vốn vay, giảm thiểu rủi ro.
Bảng 4.13: Nợ xấu theo hình thức đảm bảo của Sacombank Long qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Có TSĐB 1.200,83 968,09 1.281,94 1.139,44 839,14 BĐS 968,83 761,57 1.016,65 1.005,75 735,45 Cầm cố sổ tiền gửi 117,82 65,54 107,55 46,22 37,38 Khác 114,18 140,98 157,741 87,47 66,31 Không có TSĐB 249,97 226,64 281,40 74,28 82,18 Tổng 1.450,80 1.194,73 1.563,34 1.213,72 921,32
51
- Có tài sản đảm bảo: khi rủi ro tín dụng xảy ra, hình thức cho vay cho vay có TSĐB sẽ giúp ngân hàng giảm được thiệt hại.
+ BĐS: do hình thức cho vay đảm bảo bằng BĐS chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu co vay của ngân hàng nên dư nợ luôn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng, vì vậy nợ xấu là điều khó tránh khỏi. Qua bảng trên ta thấy, hình thức cho vay đảm bảo bằng BĐS luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu có tài sản đảm bảo và có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 nợ xấu có xu hướng giảm đi. Do việc phải dùng tài sản của mình ra để thế chấp cho ngân hàng nên khi nợ xấu xảy ra, khách hàng không muốn để tới khi ngân hàng thực hiện thu nợ bằng cách phát mãi tài sản, vì khi đó sẽ định giá theo giá thị trường và có thể sẽ mất giá, nên khách hàng cũng tìm cách để trả nợ cho ngân hàng. Cộng thêm việc năm 2011 kinh tế phát triển, những khách hàng trước đó nợ ngân hàng kinh doanh thuận lợi, có lợi nhuận tranh thủ trả nợ ngân hàng để từ đó có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng để tiếp tục phát triển sản xuất, nợ xấu cũng vì vậy mà giảm xuống. Qua năm 2012, kinh tế khó khăn, công tác thu nợ gặp nhiều trở ngại. Vì vậy mà nợ xấu tăng lên 33,49% so với năm 2011.
+ Cầm cố sổ tiền gửi: nhìn chung nợ xấu của cho vay cầm cố sổ tiền gửi qua các năm là rất ít. Hình thức cho vay cầm cố sổ tiền gửi là một trong những biện pháp đảm bảo tiền vay an toàn nhất, đặc biệt là những khoản tiền gửi tại chính ngân hàng của mình, nhưng không phải là không có rủi ro xảy ra. Có thể kể ra một số trường hợp rủi ro như sau: sổ tiền gửi thuộc sở hữu chung của nhiều người, tiền gửi tiết kiệm bị rút ra trong khi đang cầm cố tại ngân hàng do khi cầm cố không hoàn tất thủ tục phong tỏa.. Tuy nhiên những khoản nợ xấu này thường xảy ra không nhiều và hậu quả rủi ro cuối cùng chỉ xảy ra rất ít, do đó hình thức đảm bảo tiền vay bằng sổ tiền gửi vẫn là rất an toàn.
+ Khác: cũng giống như hình thức đảm bảo tiền vay bằng sổ tiền gửi, nợ xấu hình thức đảm bảo bằng các tài sản khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu của hình thức này lại có biến động tăng liên tục trong những năm qua. Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng liên tục là do khó khăn chung của nền kinh tế những năm vừa qua, những khách hàng dùng hàng hóa trong kho của mình để vay vốn ngân hàng không tìm được đầu ra cho những món hàng này, ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ. Do đó, việc thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng liên tục.
- Không có TSĐB: tình hình nợ xấu của hình thức không có TSĐB tiền vay có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2011 rồi tăng lên trong năm 2012. Như đã phân tích ở tình hình cho vay và thu hồi nợ ở hình thức này thì đối tượng
52
vay vốn chủ yếu là cán bộ công nhân viên làm việc tại các trường học, trung tâm y tế, bệnh viện,… và nguồn thu nợ chủ yếu là từ tiền lương của khách hàng. Do đó nguồn thu nợ là tương đối ổn định và nợ xấu cũng là không nhiều. Nhưng cũng chính do nguồn thu chủ yếu là từ lương nên khi những rủi ro xảy ra như bị cho thôi việc, phải nghỉ việc dài hạn do tai nạn đột xuất, bệnh tật,…khiến nguồn trả nợ ngân hàng bị hạn chế, một số trường hợp gần như không có khả năng trả nợ tại thời điểm đó do chưa có công việc trở lại. Đồng thời, việc giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng lên nhanh trong khi lương của những khách hàng vay vốn lại không đáp ứng kịp nhu cầu tăng lên của thị trường qua đó nguồn trả nợ của cũng bị ảnh hưởng. Những vấn đề nêu trên chính là nguyên nhân khiến nợ xấu của hình thức không có TSĐB tiền vay tăng lên trong năm 2012. Tuy nhiên, khả năng thu hồi được nợ xấu của những khách hàng này cũng là khá cao vì mức cho vay của ngân hàng với những khách hàng này là không cao, những thiếu hụt trong nguồn trả nợ chỉ mang tính tạm thời, sau khi có nguồn thu nhập ổn định trở lại đa số những khách hàng này đều thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Nhìn chung tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 có những chuyển biến tích cực, các khoản nợ xấu có đảm bảo tiền vay bằng tài sản đều giảm, trong khi nợ xấu không có TSĐB tăng lên so với cùng kỳ năm 2012 tuy nhiên mức tăng là không đáng kể và không ảnh hưởng đến hoạt đông của ngân hàng, qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ xấu của ngân hàng rất được quan tâm và ý thức trả nự của khách hàng cũng là khá tốt.