4.2.4.1 Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro tín dụng mang lại tổn thất lớn nhất cho ngân hàng. Do đó cần thiết phải thực hiện các biện bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Qua đó, việc quy định phải có tái sản đảm bảo khi đo vay sẽ giúp cho ngân hàng giảm bớt được tổn thất khi khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng. Đồng thời, việc có TSĐB cũng là động lực thúc đẩy buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, vì nếu không, khách hàng sẽ mất những tài sản có giá trị và tốn kém chi phí nhiều hơn.
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của tài sản đảm bào trong cho vay, ta đi vào phân tích tình hình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng theo hình thức đảm bảo.
Bảng 4.8: doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Tổng DSCV 1.732.933,70 3.054.986,05 4.966.093,55 2.104.494,55 2.935.334,98 - Có TSĐB 1.567.290,56 2.869.333,81 4.764.941,16 2.011.054,99 2.814.105,65 + Bất động sản 1.281.908,03 2.402.557,89 4.170.395,05 1.715.832,12 2.300.531,37 + Cầm cố sổ tiền gửi 226.727,07 391.529,07 501.247,33 238.310,02 437.593,43 + Khác 58.655,46 75.246,85 93.298,78 56.912,86 75.980,85 Không có TSĐB 165.643,14 185.652,24 201.152,39 93.439,56 121.229,33
(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)
- Có TSĐB
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay hình thức có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Vì cũng như các ngân hàng thương mại khác hoạt động cho vay là hoạt động chính của Sacombank Long Xuyên, là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy để hoạt động cho vay hiệu quả hơn, ngân hàng đã áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro
+ Đảm bảo bằng bất động sản (BĐS): doanh số cho vay có đảm bảo bằng BĐS tăng liên tục qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu. Phần lớn khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng đều đảm bảo cho các khoản vay của mình bằng BĐS. Mặc dù TSĐB không phải là yếu tố quan tâm đầu tiên của
43
ngân hàng khi xét duyệt đối với một khoản vay của khách hàng, ngân hàng đương nhiên muốn thu nợ từ những khoản thu nhập trong kinh doanh của khách hàng, khách hàng kinh doanh hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng là việc cả hai bên đều mong muốn. Tuy nhiên TSĐB là yếu tố cần thiết để ngân hàng dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng không thực hiện được việc trả nợ cho ngân hàng.
Sacombank Long Xuyên tài trợ vốn cho khách hàng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời cũng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau như cho vay tiêu dùng, mua xe, mua nhà, du học… Những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh co những chuyển biến tích cực và đặc biệt tăng trưởng nhanh trong năm 2011, do đó nhu cầu vốn trong năm cũng tăng nhanh. Đáp ứng nhu cầu đó, ngân hàng tăng cường cho vay trong nền kinh tế, khách hàng cũng rất sẵn sàng dùng BĐS của mình làm đảm bảo nhằm tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng để phục vụ những nhu cầu vừa nêu trên. Chính vì vậy mà doanh số cho vay có đảm bảo bằng BĐS trong năm 2011 tăng rất nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng 87.42% so với năm 2010. Sang năm 2012 và 6 tháng 2013, tình hình cho vay đảm bảo bất động sản vẫn tiếp tục tăng năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tình trạng BĐS liên tục giảm giá trong năm 2012 và chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2013 nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với một số tài sản đảm bảo là BĐS không đủ điều kiên vay vốn. Chính vì vậy, doanh số cho vay đảm bảo bằng BĐS trong năm 2012 và 6 tháng 2013 tăng không nhanh như năm 2011, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo hình thức có bảo đảm của ngân hàng.
+ Cầm cố sổ tiền gửi: đây là hình thức vay vốn rất phổ biến tại ngân hàng. Những khoản tiết kiệm chưa đến kỳ hạn nhưng nếu có nhu cầu chi tiêu đột xuất, Sacombank Long Xuyên sẽ cấp tín dụng cho khách hàng với hình thức cầm cố sổ tiền gửi với khoản vay có thể lên tới 100% giá trị cầm cố. Khách hàng có thể bù đắp nhu cầu đột xuất của mình mà vẫn bảo toàn được khoản lãi từ sổ tiết kiệm, đồng thời thời gian giải ngân rất nhanh, nên đây là hình thức rất được ưa chuộng tại ngân hàng. Về phía ngân hàng cũng rất tích cực tăng cường cho vay loại hình này vì mức độ đảm bảo của các khoản vay là rất cao, đảm bảo được nguồn thu nợ, nên khi khách hàng có nhu cầu, ngân hàng cũng rất sẵn lòng cho vay. Vì vậy mà doanh số cho vay cầm cố sổ tiền gửi tăng liên tục qua các năm.
+ Khác: các loại tài sản đảm bào khác như phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm,… cũng được ngân hàng
44
xét duyệt cho vay nhưng hình thức này không phổ biến và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay. Những loại tài sản đảm bảo này được ngân hàng thẩm định kỹ để tránh những rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng buộc phải thanh lý những tài sản đó, đồng thời cũng có những quy định cụ thể trong trường hợp các loại tài sản trên không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo được thể hiện trong văn bản “Chính sách tín dụng” của ngân hàng. Tuy nhiên nếu đủ điều kiện ngân hàng vẫn thực hiện cấp tín dụng cho những loại tài sản này, và loại tài sản phổ biến thường là các loại phương tiện vận chuyển lớn như ô tô, xe tải…
Nhìn chung, qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay đảm bảo bảo bằng các loại tài sản khác của ngân hàng cũng tăng qua các năm tuy nhiên biến động là không lớn.
- Không có TSĐB: doanh số cho vay không có TSĐB chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Do mục tiêu phát triển bền vững và hạn chế rủi ro trong hoạt động nên ngân hàng hạn chế cho vay ở loại hình này. Các khoản vay chủ yếu là cho vay tín chấp cho cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống. Đối tượng chủ yếu của loại hình cho vay tín chấp này là CBCNV như giáo viên, y tá… thường có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, đáp ứng được những khoản tiêu dùng hàng ngày của gia đình, tuy nhiên khi có nhu cầu lớn hơn như xây mới, sửa chữa nhà cửa, mua xe, mua trang thiết bị… thì thường bị thiếu hụt về vốn, phần thì một số không muốn phải bỏ ra một số tiền lớn để tiêu dùng khi không thực sự cần thiết trong tình kinh tế khó khăn như hiện tại. Tuy nhiên, nắm bắt được tâm lý và nhu câu cầu của khách hàng, với loại hình cho vay tín chấp CBCNV của Sacombank Long Xuyên đã kích thích tiêu dùng đối với những đối tượng nêu trên, các khoản vay được cấp là tương đối lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, đồng thời được đánh giá phù hợp với khả năng trả nợ dựa trên tiền lương hàng tháng, nên đã làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong những năm qua, lượng khách hàng vì thế cũng tăng qua các năm, qua đó làm doanh số cho vay cũng tăng liên tục qua các năm.
4.2.4.2 Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo
Sau đây, ta xem xét tình hình thu nợ của ngân hàng ở hai khía cạnh cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.
Có TSĐB:
+ Bất động sản: cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ của cho vay có đảm bảo bằng BĐS tăng liên tục trong những năm qua. Vì
45
đây là hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nên doanh số thu nợ tăng lên theo sự gia tăng của doanh số cho vay là hiển nhiên.
Bảng 4.9: doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Tổng DSTN 1.384.352,51 2.848.887,09 4.748.868,03 2.001.239,82 2.793.706,99 - Có TSĐB 1.252.146,85 2.673.213,81 4.562.992,71 1.902.178,45 2.681.958,71 + Bất động sản 1.015.399,35 2.253.839,25 4.000.677,08 1.614.378,85 2.198.222,06 + Cầm cố sổ tiền gửi 201.234,07 374.102,18 484.936,11 232.769,33 413.561,27 + Khác 35.513,42 45.272,38 77.379,52 55.030,27 70.175,38 - Không có TSĐB 132.205,66 175.673,28 185.875,32 99.061,37 111.748,28
(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)
Đặc biệt, trong năm 2011 doanh số thu nợ cho vay thế chấp bằng BĐS đã tăng rất nhanh, tăng đến 121.97% so với năm 2010. Giải thích cho sự tăng lên nhanh chóng này là do trong năm, ngân hàng đã tăng cường cho vay rất nhiều trong loại hình này. Các khoản cho vay của ngân hàng đa số là các khoản vay ngắn hạn, nguồn vốn được thu hồi ngay trong năm, đồng thời trong năm 2011, tình hình kinh tế chuyển biến khả quan, khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nông dân được mùa được giá, do đó vòng quay cho vay và thu hồi vốn diễn ra liên tục, các hoạt động kinh doanh của khách hàng đều thu được lợi nhuận, nguồn thu nợ của ngân hàng cũng từ đó mà được đảm bảo. Về phía ngân hàng cũng luôn bám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, công tác nhắc nhở, đốc thúc trả nợ cũng diễn ra thường xuyên và mang lại những hiệu ứng tích cực. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục thu nợ cho vay thế chấp BĐS vẫn tiếp tục tăng lên so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 nhưng tốc độ tăng có phần thấp hơn năm 2011. Nguyên nhân là tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, những khoản vay để kinh doanh hay mở rộng quy mô sản xuất được ngân hàng thẩm định rất kỹ, phải mang tính khả thi mới được giải ngân, do đó tăng trưởng cho vay không cao kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng trưởng chậm lại. Tuy tốc độ tăng thu nợ có phần chậm lại nhưng điều đó là bình thường khi doanh số cho vay cũng tăng trưởng không cao, nhìn chung công tác thu nợ của ngân hàng những năm qua là tốt khi mà hầu hết các khoản vay đều thu hồi đúng thời hạn
+ Cầm cố sổ tiền gửi: do đây là loại hình cho vay mà người vay dùng những khoản tiền của mình gửi tại Sacombank Long Xuyên hoặc các TCTD
46
khác làm đảm bảo nên mức độ đảm bảo luôn ở mức cao, các khoản vay luôn thu hồi đúng thời hạn, và cũng biến động theo doanh số cho vay. Nhìn chung, tình hình thu hồi nợ trong những năm qua luôn biến động theo xu hướng tăng lên qua các năm, qua đó có thể ý thức trả nợ cua khách hàng ngày càng tăng, đó cũng là thành công của ngân hàng trong công tác thẩm định khách hàng ngay từ ngày đầu đề xuất nhu cầu vay vốn.
+ Khác: doanh số thu nợ đối với cho vay đảm bảo bằng các loại tài sản khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nợ của ngân hàng, nhìn chung doanh số thu nợ có cung hướng tăng đều qua các năm tuy nhiên mức độ biến động là không lớn cả về giá tuyệt đối lẫn tương đối được thể hiện qua bảng số liệu.
- Không có TSĐB: doanh số thu nợ của cho vay không có tài sản đảm tăng liên tục qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và sự biến động là không lớn. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay không có TSĐB, vì đây là các khoản cho vay tín chấp cho CBCNV, nguồn trả nợ xuất phát từ lương và các khoản phụ cấp hàng tháng nên việc thu hồi nợ của ngân hàng là tương đối ổn định, trong những năm qua các khoản cho vay này tăng lên không nhiều nên doanh số thu nợ cũng không tăng nhanh lắm.
4.2.4.3 Dư nợ theo hình thức đảm bảo
Bảng 4.10: dư nợ theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Có TSĐB 558.724,69 754.844,69 956.793,14 1.065.669,68 1.197.816,62 Bất động sản 473.436,38 622.155,02 791.872,99 893.326,26 995.635,57 Cầm cố sổ tiền gởi 47.126,12 64.553,01 80.864,23 86.404,91 110.437,07 Khác 38.162,19 68.136,66 84.055,92 85.938,51 91.743,98 Không có TSĐB 56.543,11 66.522,07 81.799,14 76.177,33 85.658,38 Tổng DN 615.267,80 821.366,76 1.038.592,28 924.621,49 1.180.220,27
(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)
Dư nợ tín dụng phân theo hình thức đảm bảo thì nhìn chung ngân hàng vẫn duy trì ở mức độ ổn định qua các năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với không có tài sản đảm bảo. Trong đó hầu hết dư nợ của các loại hình đảm bảo như BĐS, cầm cố sổ tiền gửi và các loại hình khác tăng qua các năm. Tổng quan cho thấy, tình hình dư nợ của ngân hàng qua các hình thức dù có hay không có tài sản đảm bảo
47
đều phù hợp với tình hình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Qua đó cũng cho thấy ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô, quy mô năm sau thường sẽ lớn hơn năm trước. Trong đó đa số các lĩnh hình thức vay đều tăng. Tuy nhiên, hình thức vay vốn đảm bảo bằng BĐS và các loại động sản khác có xu hướng tăng chậm lại, điều này cho thấy ngân hàng đã có những chính sách phù hợp giảm bớt những hình thức cho vay có rủi ro khá cao đồng thời quan tâm đến công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay, công tác thu hồi nợ cũng được ngân hàng đặc biệt chú trọng góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho ngân hàng.