Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo thời hạn tại Sacombank Long Xuyên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 : Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo thời hạn tại Sacombank Long xuyên giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 DSCV 1.732.933,70 3.054.986,05 4.966.093,55 2.104.494,55 2.935.334,98 Ngắn hạn 1.458.647,43 2.731.796,40 4.441.785,38 1.883.101,25 2.622.721,80 Trung và dài hạn 274.286,27 323.189,65 524.308,17 221.393,30 312.613,18 DSTN 1.384.352,51 2.848.887,09 4.748.868,03 2.001.239,82 2.793.706,99 Ngắn hạn 1.194.649,30 2.514.606,61 4.250.146,99 1.776.686,63 2.483.605,51 Trung và dài hạn 189.703,21 334.280,48 498.721,04 224.553,19 310.101,48 Dư nợ 615.267,80 821.366,76 1.038.592,28 924.621,49 1.180.220,27 Ngắn hạn 430.733,86 648.223,81 839.857,04 745.152,40 972.324,41 Trung và dài hạn 184.533,94 173.142,95 198.735,24 179.469,09 207.895,86
(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay thể hiện lượng tiền mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự gia tăng của nó thể hiện mức tăng trưởng trong hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế trên địa bàn tỉnh tuy vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đang trên đà phục hồi và phát triển. Đồng thời, với nhiều những chính sách mở rộng tín dụng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên đáng kể.
Doanh số cho vay theo thời hạn được phân chia thành 2 loại, đó là: ngắn hạn và trung, dài hạn. Ngân hàng luôn cố gắng tăng cường mở rộng cho vay với tất cả thời hạn cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Qua các năm, tổng doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
- Doanh số cho vay ngắn hạn: do nhóm khách hàng trọng tâm mà ngân hàng hướng đến là các thành phần kinh tế cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoản vay chủ yếu được dùng bổ sung nguồn vốn lưu động tạm thời, nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho
29
vay. Một nguyên nhân khác làm cho lượng vốn cho vay ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với cho vay trung và dài hạn là do cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu, vốn huy động ngắn hạn nếu cho vay trung và dài hạn sẽ khiến cho ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản nên ngân hàng chỉ cho vay trung và dài hạn bằng vốn huy động trung và dài hạn. Điều này có thể được xem như một dấu hiệu tốt khi ngân hàng có thể nhanh chóng xoay vòng vốn, thuận lợi hơn trong công tác giám sát cho vay, đồng thời cho vay ngắn hạn cũng sẽ tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn. Chính vì lẽ đó mà doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn đạt mức tăng trưởng cao qua các năm.
- Doanh số cho vay trung và dài hạn: tuy tập trung chủ yếu vào hoạt dộng cho vay ngắn hạn nhưng ngân hàng vẫn tăng cường cho vay trung và dài hạn qua các năm. Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh trong năm 2012. Có được mức tăng đáng kể như vậy là nhờ Sacombank Long Xuyên đã tận dụng những yếu tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này, với những gói hỗ trợ kích cầu, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của chính phủ, cũng như những chiến lược kinh doanh hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác lớn của ngân hàng trên địa bàn, có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này. Qua 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đạt 312.613,18 triệu đồng, tăng 91.219,88 triệu đồng, tương ứng tăng 41,20% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn và dài hạn có xu hướng tăng cho thấy ngân hàng đang thực hiện đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng, ngoài cho vay ngắn hạn còn mở rộng cho vay trung và dài hạn.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng cũng như việc quản lý công tác thu hồi nợ của ngân hàng ta cần xem xét thông qua tiêu chí doanh số thu nợ. Thu nợ là bước tiếp theo sau khi cho vay, nó phản ánh vốn cho vay được thu hồi khi đến hạn. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tính chính xác trong thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách có hiệu quả, nhờ thế ngân hàng có thể luân chuyển được nguồn vốn vay một cách dễ dàng. Một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến công tác thu nợ để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, tránh thất thoát và đạt
30
được kết quả cao. Vì vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn
Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn cao hơn gấp nhiều lần so với doanh số thu nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với cho vay trung và dài hạn. Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm và đặc biệt tăng mạnh nhất trong năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do tình hình kinh tế của tỉnh có những bước phát triển ổn định, nông nghiệp trúng mùa, được giá, sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng khá, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích và ngày một hiệu quả đã tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân trả nợ đúng hạn. Đồng thời cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ với những khách hàng có uy tín, thể hiện được công tác thẩm định được nâng cao, đồng thời công tác quản lý và thu nợ cũng được thực hiện rất tốt. Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên so với năm 2011. Do đặc điểm của cho vay ngắn hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt) nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi. Và 6 tháng đầu năm doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn giữ được đà tăng trưởng so với cùng kì năm 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng không cao như những năm trước, đạt 39,79%. Việc nguồn thu nợ trong 6 tháng đầu năm tăng không nhanh nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm tuy có tăng nhưng không nhiều, và một số khoản cho vay chưa đến thời hạn trả nợ.
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Do đặc điểm của cho vay trung và dài hạn là những khoản vay có thời hạn dài nên những khoản thu hồi được trong năm nay thường là những khoản cho vay từ những năm trước đó. Hơn nữa, đặc điểm của loại hình cho vay này là sẽ định nhiều kỳ hạn trả nợ để thu dần, vì vậy khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Các khoản cho vay trung và dài hạn thường được đầu tư vào việc mua máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh, nhu cầu mua sắm…nên việc trả nợ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả dự án và thu nhập của khách hàng vì vậy thường có mức độ rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn.
31
Do đó, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng không cho vay nhiều ở hình thức này, vì vậy mà doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân cũng có xu hướng tăng qua các năm và tăng nhanh trong năm 2011. Nguyên nhân DSTN tăng nhanh trong năm 2011 là do có nhiều khoản vay trung và dài hạn đã đến hạn trả cho ngân hàng. Đồng thời còn do công tác thẩm định, phân loại tín dụng của ngân hàng được thực hiện rất kỹ ở loại hình cho vay trung và dài hạn nên việc thu hồi nợ cũng thuận lợi. Có thể thấy, doanh số thu nợ trung, dài hạn của ngân hàng trong giai đoạn này có sự tăng trưởng tốt. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu nợ trong dài hạn được quan tâm đúng mức và kiểm tra đều đặn nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ra trôi chảy liên tục.
Như vậy doanh số thu nợ hàng năm tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào doanh số cho vay của ngân hàng. Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng là khá tốt, đồng thời cũng thấy được khách hàng vay vốn đã sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả trong bối cảnh kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, từ đó giúp cho tính thanh khoản của ngân hàng được đảm bảo.
4.2.1.3 Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng ở một thời điểm nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định vào cuối năm.
Để thấy được nhu cầu vay vốn để đầu tư của nền kinh tế và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng, ta đi vào phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn.
- Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, sự tăng trưởng của tổng dư nợ chủ yếu cũng là do sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Lý do dẫn đến sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn trong thời gian này là do ngân hàng đã quan tâm mở rộng quy mô đầu tư, mở rộng đối tượng cho vay ngành nghề sản xuất. Đồng thời nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn luôn tăng là do sự tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng ổn định nên góp phần làm dư nợ tăng. Sự gia tăng này của dư nợ ngắn hạn là phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.
32
- Dư nợ trung và dài hạn
Dư nợ trung và dài hạn biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011, dư nợ trung và dài hạn giảm 6,17% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho dư nợ trung và dài hạn giảm trong năm 2011 là do doanh số cho vay của ngân hàng đối với khoản mục này tuy có tăng nhưng chỉ tăng trưởng thấp (DSCV trung và dài hạn năm 2011 tăng 17,83%), trong khi nguồn thu nợ lại tăng nhanh đáng kể trong năm 2011 (tăng 76,21%), điều này làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm. Sang năm 2012, dư nợ trung và dài hạn đã tăng 14,78% so với năm 2011, và khoản mục này vẫn tiếp tục tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2013 (tăng 15,84% so với 6 tháng đầu năm 2012). Nhìn chung sự biến động của dư nợ trung và dài hạn qua các năm là không lớn, nguyên nhân là do ngân hàng chú trọng đầu tư hơn vào các khoản cho vay ngắn hạn.