Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh an giang phòng giao dịch long xuyên (Trang 42 - 48)

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo mục đích vay vốn

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo đích sử dụng vốn tại Sacombank Long Xuyên qua 3 năm 2010 – 2012

Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 SXKD 1.106.168,38 2.248.074.22 3.948.075,51 1.668.061,90 2.394.669,67 Nông nghiệp 166.739,03 278.763,07 320.414,21 121.052,49 141.546,67 Tiêu dùng 419.057,07 480.613,80 630.521,76 289.432,82 368.832,89 Khác 40.969,22 47.534,96 67.082,07 25.947,34 30.285,75 Tổng cộng 1.732.933,70 3.054,986,05 4.966.093,55 2.104.494,55 2.935.334,98

(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)

- Cho vay SXKD

Đây là hình thức mà ngân hàng sẽ hỗ trợ tài chính cho khách hàng nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Qua bảng số liệu ta có thể thấy được doanh số cho vay phục vụ SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay theo mục đích vay vốn tại ngân hàng và chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay SXKD tăng 103,23% so với năm 2010. Năm 2012, khoản mục này tiếp tục tăng hơn 75% so với năm 2011. Giải thích cho sự tăng trưởng nhanh này là do số các đơn vị SXKD trên địa bàn ngày càng tăng cả về số lượng lẫn quy mô, nhu cầu bổ sung vốn phục vụ kinh doanh là rất lớn. Mặt khác, vì ngân hàng tập trung cho vay ở các đối tượng là các thành phần kinh tế cá thể và những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ mà đối tượng này là thành phần kinh tế đông

33

đảo nên nhu cầu vay vốn riêng lẻ từng đơn vị tuy không lớn nhưng xét về tổng thể là rất cao. Vì vậy, với số lượng khách hàng đông đảo đồng thời với uy tín của mình trên địa bàn hoạt động, Sacombank long Xuyên luôn là điểm đến tin cậy của các đơn vị SXKD, do đó mà DSCV của ngân hàng tăng liên tục trong những năm qua. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay SXKD vẫn tiếp tục tăng, cụ thể đã tăng 43,56% so với 6 tháng đầu năm 2011. Qua sự tăng trưởng trên đã cho thấy ngân hàng đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường, kịp thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động SXKD của khách hàng diễn ra liên tục, đem lại hiệu quả cũng như lợi nhuận cho đơn vị sử dụng vốn và cho cả ngân hàng, đồng thời làm tốt vai trò cầu nối của ngân hàng trong nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.

- Cho vay nông nghiệp

Nông nghiệp là loại hình thế mạnh của tỉnh An Giang, tuy nhiên ngân hàng đã xác định đây không phải là ngành tập trung vốn cho vay chủ lực của ngân hàng. Cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, mặc dù vậy doanh số cho vay vẫn tăng liên tục trong những năm qua và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011. Doanh số cho vay có xu hướng tăng qua các năm là vì nhu cầu vốn của các nông hộ ngày càng tăng. Khách hàng vay vốn chủ yếu sử dụng cho mục đích chăn nuôi heo, bò, gà, vịt; chăm sóc lúa; trồng cây ăn trái… Do chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập theo thời vụ nên muốn mở rộng qui mô sản xuất, tu sửa ao chuồng, cải tạo vườn, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp nên họ thường nhờ đến nguồn vốn từ ngân hàng. Những năm qua, kinh tế Tỉnh không ngừng phát triển, nhờ sự quan tâm của Tỉnh nhà như: áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chăn nuôi trang trại, nuôi công nghiệp theo xu hướng tăng lên; các mô hình hợp đồng liên kết đầu tư chăn nuôi… bà con nông dân cũng chăm lo sản xuất để đạt năng suất cao hơn, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống gia đình đồng thời phát huy thế mạnh về nông nghiệp của Tỉnh nhà. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hìn thiên tai, dịch bệnh… diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi của người dân. Cộng thêm không phải lúc nào bà con nông dân cũng hưởng được việc “trúng mùa được giá” nên thu nhập cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy mà khi rủi ro xảy ra họ không đó được những nguồn thu khác để bù đắp nguồn vốn tái sản xuất nên phải nhờ đến nguồn vay vốn từ ngân hàng. Do đó trong quá trình hoạt động của mình, Sacombank Long Xuyên luôn tạo những điều kiện thuận lợi để bà con nông dân tiếp cận được nguồn vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm nâng cấp trang thiết bị vật tư nông nghiệp….nhằm mục

34

tiêu năng cao sản lượng, tăng thu nhập cho bà con nông dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà. Chính vì vậy mà DSCV nông tăng liên tục trong thời gian qua.

- Cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng DSCV và tăng đều qua các năm. Với sản phẩm này, ngân hàng sẽ tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu mua sắm trang thiết bị cho gia đình, mua xe, đi du lịch… Ngoài ra, ngân hàng còn tài trợ vốn cho khách hàng là cán bộ công nhân viên với hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo trên cơ sở thu nợ từ tiền lương của khách hàng.

Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ở lĩnh vực tiêu dùng tăng liên tục. Có thể thấy, mặc dù có xu hướng tăng liên tục nhưng tốc độ tăng trưởng ở hoạt dộng cho vay tiêu dùng la không cao qua các năm. Nguyên nhân là do trong những năm qua tình hình kinh tế con nhiều khó khăn, nhu cầu mua sắm phục vụ của đa phần bộ phận người dân là không cao. Mặt khác, giá cả hàng hóa tiêu dùng trên thị trường tăng cao, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm, xăng, gas, điện, nước,…liên tục tăng nhanh trong khi mức lương của cán bộ nhân viên còn khá thấp và không tăng kịp tốc độ tăng của giá cả hàng hóa. Chính điều này buộc người dân phải thắt chặt chi tiêu, hạn chế các khoản vay phục vụ mục đích tiêu dùng. Qua đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cho vay ở lĩnh vực này.

Doanh số cho vay nhằm những mục đích sử dụng khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho của ngân hàng và nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm nhưng giá trị biến động là không lớn. Ở mỗi lĩnh vực thì doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng trưởng qua các năm. Qua đó có thể thấy ngân hàng luôn chú trọng đa dang hóa các loại hình kinh doanh của mình nhằm phân tán rủi ro và mở rộng quy mô hoạt động của mình. Ở từng lĩnh vực ngân hàng luôn có những chiến lược phát triển cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng cho vay, qua đó đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng vào những mục đích khác nhau như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu dùng phục vụ nâng cao chất lượng đời sống…và đương nhiên mang lại nguồn thu và tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

- Việc doanh số cho vay ở từng mục đích vay vốn tăng qua các năm mang đến những hiệu ứng tích cực, tuy nhiên nó cũng mang đến những áp lực không nhỏ cho ngân hàng trong công tác hồi nợ, và sau đây chúng ta cùng xem xét tình hình thu hồi nợ theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng trong những năm qua.

35

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích vay vốn

Công tác theo dõi và lập kế hoạch thu nợ gốc và lãi các món vay luôn được ngân hàng chú ý quan tâm. Quyết định cho vay là khó khăn, thu hồi nợ vay càng khó khăn hơn đối với khách hàng uy tín thấp hoặc do lý do khác. Thu hồi lãi và nợ đúng hạn góp phần nâng cao vòng quay vốn của ngân hàng, ngăn rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không xảy ra, đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng.

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo đích vay vốn tại Sacombank Long Xuyên qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 SXKD 915.983,13 2.101.226,41 3.795.055,22 1.584.435,55 2.317.712,33 Nông nghiệp 124.830,15 217.128,08 308.819,22 119.358,63 139.876,38 Tiêu dùng 323.509,09 480.829,41 599.710,52 280.363,96 320.296,85 Khác 20.030,14 49.703,19 45.283,07 17.081,68 15.821,43 Tổng cộng 1.384.352,51 2.848.887,09 4.748.868,03 2.001.239,82 2.793.706,99

(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)

- SXKD: Nhìn chung công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong những năm qua là tương đối tốt. Cùng với cho vay sản xuất kinh doanh thì doanh số thu nợ của loại hình này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng và tăng liên tục qua các năm và đặc biệt tăng nhanh trong năm 2011. Giải thích cho sự tăng nhanh này là do trong năm 2011, kinh tế trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, thu hút mạnh mẽ đầu tư, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất king doanh cũng tăng nhanh. Nắm bắt được nhu cầu đó, Sacombank Long Xuyên đã không bỏ lỡ thời cơ bằng việc tăng doanh số cho vay. Kết thúc năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của An Giang 11,07%, cao gần gấp đôi so với bình quân cả nước. Qua đó cho thấy việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả nên việc trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng được đúng hạn, doanh số thu nợ nhờ đó cũng tăng theo. Năm 2012, trong điều kiện nền kinh tế nước ta phục hồi chậm, sản xuất chưa thực sự ổn định, tình hình biến đổi khí hậu, giá cả biến động bất thường,.. ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của người dân. Qua đó làm cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy trong điều kiện không thuận lợi nhưng bằng những chính sách hợp lý trong công tác theo dõi quản lý thu hồi nợ của mình, ngân hàng vẫn giữ được đà tăng trưởng, cụ thể đã tăng 80,61% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, tuy gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới diễn

36

biến phức tạp; kinh tế trong nước tăng trưởng chưa vững chắc, sức mua thị trường giảm, những mặt hàng chiến lược của tỉnh gặp bất lợi về giá cả và thị trường... song tình hình kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục ổn định, tăng trưởng ở mức hợp lý, qua đó góp phần đảm bảo khả năng trả của các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Qua đó doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 vẫn đạt mức tăng trưởng 46,28% so với cùng kì năm 2012.

- Nông nghiệp: Đặc thù của cho vay nông nghiệp là loại hình cho vay mà khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai, dịch bệnh,... Năm 2011, doanh số thu nợ của cho vay nông nghiệp tăng gần 74% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình chung trong năm 2011, diện tích gieo trồng tăng nhanh, đồng thời cả sản lượng và giá bán đều tăng so với năm 2010. Qua đó tạo thu nhập ổn định cho bà con nông dân, và nguồn trả nợ cho ngân hàng vì vậy cũng được đảm bảo. Sang năm 2012, chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng so với năm 2011 và đạt tốc độ tăng trưởng là 42,23%, nguyên nhân tăng trưởng là do ngân hàng cũng đã mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này qua 3 năm, nhưng vẫn ở một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Bên cạnh sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, người dân đã dần nâng cao ý thức sử dụng vốn đúng mục đích, chăm lo sản xuất vừa cải thiện đời sống gia đình, vừa đảm bào nguồn thu trả nợ ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do mưa lũ, sạt lở và dịch bệnh diễn biến phức tạp làm cho tình trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều trở ngại, qua đó cũng làm cho tình hình thu nợ của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Một mặt do DSCV tăng không nhiều chính vì vậy doanh số thu nợ trong cho vay nông nghiệp chỉ tăng 17,19% so với cùng kì năm 2012.

Doanh số thu nợ của khoản mục cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của ngân hàng. Năm 2011, khoản mục này tăng mạnh và giảm dần trong năm 2012 và cả 6 tháng 2013 tuy nhiên mức giảm là không cao lắm. Nguyên nhân là do một số khoản cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 chưa đến hạn và một phần các khoản dư nợ năm 2012 mà khách hàng chưa trả được cho ngân hàng.

4.2.2.3 Dư nợ theo mục đích vay vốn

Sau đây ta đi vào xem xét tình hình dư nợ theo mục đích vay vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Từ bảng số liệu 4.6 cho thấy dư nợ của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm. Qua đó thấy được sự lớn mạnh về nguồn vốn cũng như quy mô của ngân hàng trong những năm qua

37

- SXKD: Dư nợ cho vay SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng đều qua các năm, có khả năng chi phối tăng giảm trong tổng dư nợ. Bên cạnh việc giữ mối qua hệ với những khách hàng cũ, những khách hàng truyền thống thì công tác tiếp thị được ngân hàng được ngân hàng đặc biệt qua tâm, đồng thời cũng mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn và từng bước tăng trưởng tín dụng. Nhờ đó, thu hút được lượng khách hàng mới, giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống, dư nợ tín dụng đạt ở mức cao. Bảng 4.6: Dư nợ theo đích sử dụng vốn tại Sacombank Long Xuyên qua 3

năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 SXKD 323.686,22 470.534,03 623.554,32 554.160,38 700.511,66 Nông nghiệp 62.817,13 124.452,12 136.047,11 126.145,98 137.717,41 Tiêu dùng 203.415,18 203.199,57 234.010,81 212.268,42 282.546,86 Khác 25.349,27 23.181,04 44.980,04 32.046,71 59.444,35 Tổng cộng 615.267,80 821.366,76 1.038.592,28 924.621,49 1.180.220,27

(Nguồn: Sacombank Long Xuyên)

- Nông nghiệp: nhìn chung, dư nợ cho vay nông nghiệp tăng liên tục qua các năm, riêng có năm 2011 dư nợ tăng mạnh. Nhưng vì đây không phải là ngành cho vay chủ lực của ngân hàng nên nó chỉ chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ. Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay nông nghiệp tăng nhanh trong năm 2011 là do doanh số cho vay nông nghiệp tăng nhanh do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của bà con nông dân, ngân hàng cũng tận dụng cơ hội này để mở rộng quy mô tín dụng, do đó dư nợ trong năm tăng nhanh. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở mức trên 9%. Do đặc điểm của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thiên tai, dịch bệnh và yếu tố đầu ra nên ngân hàng rất thận trọng khi cho vay. Như đã biết, thế mạnh của tỉnh là lúa và cá da trơn nhưng do trong những năm gần đây, hoạt động nuôi cá cá da trơn có những biến động mạnh, người nuôi cá lâm vào tình trạng thua lỗ, nên ngân hàng rất thận trọng và gần như không xử lý cho vay ở hình thức này, vì vậy mà doanh số cho vay nông nghiệp cũng tăng không nhanh, qua đó dư nợ của cho vay sản xuất nông nghiệp cũng tăng không cao.

- Tiêu dùng: Dư nợ ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng có sự biến động không ổn định qua các năm. Dư nợ giảm trong năm 2011 rồi lại tăng liên tục trong năm 2012 và 6 tháng năm 2013. Nguyên nhân làm cho dư nợ tiêu dùng giảm trong năm 2011 đó là do doanh số thu nợ trong năm nhanh hơn danh số cho

38

vay. Do tinh hình kinh tế biến động bất thường, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm hơn, nên doanh số cho vay tăng trưởng không nhanh

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh an giang phòng giao dịch long xuyên (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)