Những kết quả đã đạt được về việc thực hiện vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 73 - 96)

quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Những kết quả đã đạt được về việc thực hiện vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Ba đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự hưởng ứng của đại đa số người dân. Tuy nhiên, sự phát triển đó đến đâu, hiệu quả ra sao trên thực tế phụ thuộc trước hết vào vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong toàn huyện. Chính quyền đã tích cực đổi mới phương pháp và công cụ quản lý, quan tâm phân cấp mạnh mẽ gắn với nâng cao trách nhiệm cho các địa phương, đơn vị cơ sở trong xây dựng kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới. Coi trọng việc bổ sung, hoàn thiện các chính sách, quy định, cơ chế

hỗ trợ như thủ tục hành chính, vấn đề mặt bằng, vốn, lao động... tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, bộ máy quản lý, bồi dưỡng kiến thức, trình độ và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng được chính quyền huyện quan tâm.

Các cấp, các ngành trong huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, tích cực các nội dung của chương trình như: Quán triệt, phổ biến, hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung của chương trình. Thành lập ban chỉ đạo, quản lý điều hành thực hiện chương trình ở các cấp; Ban hành kế hoạch giữa các đơn vị. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình được quan tâm. Hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới. Việc chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực được chú trọng do vậy số tiêu chí đạt chuẩn tăng khá cao, nhiều tiêu chí được cải thiện về mức độ. Kinh tế xã hội của huyện tiếp tục phát triển, hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp đáng kể; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Công tác thông tin tuyên truyền về chương trình được triển khai thường xuyên, liên tục do vậy nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến đáng kể: người dân chủ động tham gia vào các nội dung của chương trình thông qua những việc làm cụ thể: Bàn bạc, trao đổi, thống nhất phương án quy hoạch chi tiết nông thôn mới cấp xã, trực tiếp theo dõi, quản lý giám sát đầu tư các công trình trên địa bàn; Chủ động chỉnh trang nhà, cổng, sân vườn, đường vào ngõ xóm, ngõ nhà, khơi thông cống, rãnh, vệ sinh môi trường nơi ở, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiến đất, góp công, góp của để xây dựng các công trình…

2.2.1.1. Lập dự án xây dựng nông thôn mới ở xã

Thực hiện Quyết định số 800 / QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Ba đến năm 2020. Hội đồng nhân dân huyện Thanh Ba đã có Nghị quyết số 105/2010/NQ-HĐND ngày 30/12/2010 về xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Ba đến năm 2020; UBND huyện đã ban hành Quyết định số: 532/QĐ-UBND ngày 6/4/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Ba, kèm theo phân công nhiệm vụ và quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc của Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Thanh Ba; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 22/7/2010 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện đến năm 2020 trong đó xác định lộ trình cụ thể từng giai đoạn. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện: đã tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến các nội dung chương trình; Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện; thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo; Ban chỉ đạo đã hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt, quy hoạch, đề án chi tiết nông thôn mới của cấp xã; hướng dẫn xây dựng các đề án gắn với lĩnh vực ngành quản lý. Bên cạnh đó HĐND, UBND huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách liên quan như: Chính sách hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm cấp huyện giai đoạn 2011-2015; Chỉ đạo ban hành các văn bản để thực hiện có hiệu quả các chương trình của tỉnh: chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đấu giá đất để xây dựng nông thôn mới, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo duc, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa..

Các ban, ngành đã đẩy mạnh quán triệt, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phổ biến mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương trình; quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác hướng dẫn lập quy hoạch, đề án, dự án, hướng dẫn triển khai các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên. UBND huyện đã ban hành Chương trình hành động và tổ chức phát động thi đua "Toàn huyện chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015". Công tác phối hợp thực hiện các nội dung của chương trình được triển khai chặt chẽ, cụ thể: Ban chỉ đạo huyện và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã ban hành Chương trình phối hợp thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng nông nông mới; các tổ chức đoàn thể Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Huyện Đoàn; Hội liên hiệp phụ nữ, đã chung sức vận động các thành viên tham gia xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch là một nội dung đặc biệt quan trọng trong các nội dung xây dựng nông thông mới bởi một mặt quy hoạch ảnh hưởng đến tính khoa học và bền vững trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên như tài nguyên đất, cơ sở hạ tầng, mặt khác công tác quy hoạch ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở hiện tại và tương lai. Công tác quy hoạch bắt đầu triển khai thực hiện từ cuối năm 2010 và đến tháng 10/2011 hoàn thành việc chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới của 26/26 xã, đạt 100% kế hoạch. Chất lượng quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu, công tác công khai, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch bước đầu được các xã quan tâm.

Về lập đề án: Bắt đầu triển khai từ cuối năm 2011 và đến tháng 9/2012 đã hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của 26/26 xã đạt 100%. Xã Đông Thành là xã đã được Tỉnh chọn là một trong các xã

điểm của Tỉnh phấn đấu đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong năm 2014. Ban chỉ đạo xã đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đặc biệt phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Xã đã xây dựng trên 40 mô hình phát triển sản xuất như: mua máy móc phục vụ nông nghiệp; mô hình sản xuất chè; mô hình chăn nuôi lợn; mô hình chăn nuôi bò, mô hình chăn nuôi gà; mô hình trồng nấm; mô hình cà chua; mô hình cánh đồng mẫu lớn....với hơn 600 hộ, tổ chức, HTX tham gia hưởng lợi.

2.2.1.2. Về tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã

- Tuyên truyền vận động, tập huấn, đào tạo để nâng cao nhận thức của cán bộ và phổ biến quán triệt toàn dân:

Chính quyền huyện Thanh Ba đã coi trọng vai trò của chính quyền trong công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong thi đua xây dựng nông thôn mới. Để phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền, chính quyền, Ban chỉ đạo thực hiện thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền theo hướng thường xuyên, sâu rộng; đổi mới nội dung và hình thức để phù hợp với tình hình đặc điểm từng địa lý và dân cư của từng vùng. Hình thức tuyên truyền chủ yếu là tập huấn, hội nghị, hệ thống loa truyền thanh, truyền hình, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, thi tìm hiểu,... Phối hợp với Đài truyền hình Tỉnh, Báo Phú thọ xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, tuyên truyền toàn diện về công tác chỉ đạo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Bảng 2.4. Công tác tuyên truyền về nông thôn mới

Nội dung Số lượng

Kẻ vẽ pano, áp phích 158

Khẩu hiệu tuyên truyền 263

Văn bản chỉ đạo 286

Sổ tay hướng dẫn 205

Tờ gấp tuyên truyền đến các hộ gia đình 60.000

Về tập huấn cán bộ xây dựng nông thôn mới: Phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới của Tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn đến các đồng chí bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch MTTQ, các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã và trưởng khu hành chính của 26 xã; Cấp phát tài liệu, sổ tay xây dựng nông thôn mới đến từng khu dân cư.

Bên cạnh đó UBND huyện đã tổ chức 02 đợt tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo cấp huyện, cấp xã tại tỉnh bạn, huyện bạn để từ đó vận dụng cụ thể vào điều kiện của địa phương.

Bảng 2.5. Chất lƣợng cán bộ xã tính đến năm 2015

Nội dung Đơn vị tính Số lượng

Tổng số cán bộ xã Người 580

Số cán bộ xã đạt chuẩn Người 574

Số cán bộ xã được tập huấn NTM Người 600

Cán bộ chủ chốt xã % 100

Cán bộ tham gia chương trình NTM

được tập huấn bồi dưỡng chuyên sâu % 70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ tham gia chương trình NTM

được tập huấn bồi dưỡng cơ bản % 70-80

(Nguồn : Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của huyện Thanh Ba ngày 8/1/2015 )

Nội dung mà chính quyền tập trung tuyên truyền là tầm quan trọng của Chương trình nông thôn mới, vai trò chính quyền địa phương, của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới với những nhiệm vụ mà người dân cần phải thực hiện như: Chủ động cải tạo, nâng cấp nhà ở, xóa nhà tạm, chỉnh trang lại khuôn viên, cổng ngõ, các công trình vệ sinh; xác định hướng đi trong phát triển kinh tế, lựa chọn nghề phù hợp; bàn và thống nhất đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng của thôn, xã như đường thôn, đường nội đồng, kênh mương, nhà văn hóa, trường lớp học, xử lý rác thải bảo vệ môi trường, điện chiếu sáng công cộng…; tham gia xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản; tham gia đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, tham gia lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới tại thôn, xã; tham gia và lựa chọn những công việc cần làm trước, thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với điều kiện địa phương; cử đại diện để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn…

Qua công tác tuyên truyền vận động để làm thay đổi nhận thức, hành động của cán bộ và nhân dân; để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, giúp cán bộ cơ sở nắm được các chủ trương, chính sách mới, chính sách sửa đổi về cơ chế đầu tư công trình nông thôn mới, sửa đổi bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, kế hoạch thực hiện, tuyên truyền các cách làm điển hình; tạo được sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Chương trình nông thôn mới với mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại và đầy đủ về cơ sở vật chất, chính trị, văn hoá xã hội và kinh tế. Hơn nữa, phương thức thực hiện của Chương trình là "Nhà nước và Nhân dân cùng làm". Do vậy, sự thành công của chương trình phụ thuộc lớn vào sự đồng thuận của địa phương và người dân.

Từ thực tế này cho thấy, một trong những điểm mấu chốt ảnh hưởng đến sự thành công của Chương trình là công tác tuyên truyền. Để công tác này đạt hiệu quả, một mặt đòi hỏi cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi, mặt khác việc tuyên truyền phải dưới nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với từng loại đối tượng được tuyên truyền.

- Cơ chế chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển :

Từ các chính sách của Trung ương và của tỉnh Phú Thọ thì trong thời gian qua huyện Thanh Ba cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất phục vụ quá trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: cơ chế hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, Khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Hàng năm, HĐND huyện đã ban hành các Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong Tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 29.809 triệu đồng, kinh phí do nhân dân đóng góp khoảng 8.500 triệu đồng. Đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 46 công trình cơ sở hạ tầng thiết gồm: 41 công trình giao thông liên xã, liên thôn, ngõ xóm; 3 công trình thủy lợi, 01 công trình chợ; 01 công trình Trung tâm văn hóa thể thao xã. Các dự án, chương trình đầu tư lồng ghép: Giai đoạn 2010-2014, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhưng huyện đã tích cực tranh thủ sự quan tâm tạo điều kiện để thu hút sự đầu tư hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều sự tham gia của người dân và cộng đồng. Kết quả đã chi đầu tư xây dựng 179 công trình trên các lĩnh vực: đường giao thông, thủy lợi, chợ, cơ sở vật chất trường học, văn hóa, điện nông thôn... với tổng kinh phí khoảng: 865 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là: 500 tỷ đồng; nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn khác là 110 tỷ

đồng, người dân hiến đất, ngày công lao động, cây cối, hoa màu khoảng 105 tỷ đồng. Bên cạnh đó các chương trình triển khai trên địa bàn như: Chương trình 135; Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công; Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo; Nước sạch vệ sinh môi trường với tổng nguồn lực huy động trên 150 tỷ đồng.

+ Về phát triển văn hoá, xã hội và môi trường nông thôn: Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" Tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay có 82,5% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 95,7% khu dân cư văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện được thành lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 73 - 96)