dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
Như vậy đối với xây dựng nông thôn mới, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính quyền xã ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ còn có những hạn chế cần phải khắc phục. Để nâng cao vai trò chính quyền xã ở đây đang đặt ra một số vấn đề cần tập trung giải quyết
Thứ nhất: Xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, nó đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và phải có sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị. Trong lúc đó có nơi có lúc quyết tâm chính trị chưa cao, sự phối hợp cả hệ thống chính trị chưa chặt chẽ, chưa đạt yêu cầu làm ảnh hưởng đến kết quả xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai: Trong xây dựng NTM luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất , năng lực của đội ngũ cán bộ. Trong khi đó đội ngũ cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế về phẩm chất, năng lực. Chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng NTM. Để thực hiện tốt vai trò của chính quyền xã đối đội ngũ cán bộ xã phải có tâm huyết, luôn luôn nghĩ đến để xây dựng để phát triển. Đồng thời phải có năng lực trong tầm nhìn, vận động, tổ chức thực hiện, kế hoạch thực hiện, kiểm tra,… cao trong khi đó đội ngũ này đang còn gặp rất nhiều vấn đề, rất nhiều hạn chế về năng lực lãnh đạo, phẩm chất chính trị, không nhanh nhạy khi tình huống xảy ra. Hoạt động của một số ban, ngành, một số thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ huyện đến cơ sở còn thiếu
quyết liệt, sát sao, trách nhiệm các thành viên có được xác định nhưng thực tế triển khai còn hạn chế; Vai trò chung tay xây dựng NTM có hiệu quả chưa cao. Việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa toàn diện; Cơ chế báo cáo kết quả thực hiện chương trình còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu gây khó khăn cho việc tổng hợp, báo cáo của cơ quan thường trực.
Thứ ba: Xây dựng NTM là sự nghiệp của toàn dân của nông dân và của các doanh nghiệp, các nhà khoa học. Trong lúc đó chính quyền địa phương còn ỷ nại, ngồi chờ, chưa tạo được phong trào quần chính nhân dân tham gia rộng rãi trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng NTM nhằm xây dựng một nông thôn nâng cao đời sống vật chất, đời sống tư tưởng của nhân dân, đó là sự nghiệp của toàn dân, phải tạo ra một phong trào thi đua của toàn dân trong xây dựng NTM. Nhưng do công tác chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục chưa đến nơi, đến chốn cho nên vấn đề đó chưa được quán triệt, chưa thực sự trở thành một phong trào toàn dân, đâu đó vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ nại, ngoài ra còn có một bộ phận người dân chưa đồng tình. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chính quyền của dân do dân thì phải vì dân. Hồ Chí Minh yêu cầu “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh” “Các cơ quan từ Chính phủ tới các làng đều là công bộc của dân nghĩa là để gánh vác việc chung của nhân dân chứ không phải là đè đầu cưỡi cổ nhân dân”[1,Tr.275]. Từ câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta thấy rằng dân ở đây có vị trí và vai trò cực kì quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước nói chung và công cuộc xây dựng NTM nói riêng. Đối với từng địa phương thì chính quyền xã có vai trò chỉ đạo, tuyên truyền đến người dân để thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới, để tạo ra những thành tựu phục vụ nâng cao cho đời sống của người dân. Tuy nhiên để làm được điều này thì trách nhiệm cũng như vai trò của chính quyền tại địa
phương rất lớn, nếu không tập trung tuyên truyền sâu rộng thì sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của người dân, cũng từ đó sẽ làm quá trình xây dựng nông thôn mới không thể thành công.
Trên cơ sở xây dựng NTM phải phù hợp với sức dân, có kế hoạch phối hợp, quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch các nguồn lực đầu tư, không chạy theo bệnh thành tích, hạn chế nợ tồn đọng... Việc phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và tiến trình xây dựng nông thôn mới cần phải được lồng ghép, kết hợp hài hòa và đặt trong mối tương quan với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mặt khác, trong quá trình triển khai, cần phát huy dân chủ rộng rãi, từ đó tạo được sự đồng thuận, nhất quán, khuyến khích được người dân tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương…
Việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới chưa được các xã đặc biệt chú trọng quan tâm vì vậy hiệu quả chưa thực sự rõ rệt. Công tác phát triển sản xuất, cơ cấu sản xuất ở nhiều xã còn mang nặng tính tự phát, ruộng đất còn manh mún; liên kết sản xuất giữa nông dân, doanh nghiệp và khoa học còn ít; do đó chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ đó cần phải đưa ra những giải pháp kịp thời phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời nâng cao vai trò của chính quyền xã đưa quá trình xây dựng NTM ở huyện đi đến thành công .
Tiểu kết chƣơng 2
Thưc tế xây dựng nông thôn mới theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Huyện Thanh Ba cho thấy, những năm qua chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện Mục tiêu Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vai trò đó thể hiện ở việc triển khai tổ chức thực hiện, ở việc kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới, trong sự phối kết hợp với các đoàn thể cấp xã khác cũng như huy động các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Ba vẫn còn một số những hạn chế nhất định, quyết tâm chính trị chưa cao. Biểu hiện ở việc thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới còn chậm, lúng túng và bị động. Chính quyền cấp xã chưa huy động hết các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính, có tư tưởng ỷ nại từ trung ương. Sự phối kết hợp giữa chính quyền cấp xã với các tổ chức khác còn bất cập, công tác tuyên truyền còn yếu, nên nhận thức của người dân về Chương trình chưa đầy đủ…
Do vậy, để thực hiện có hiệu quả hơn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trên.
CHƢƠNG 3