rãi của nhân dân trong xây dựng NTM
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần phải tuyên truyền để người dân hiểu và tự giác thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi nông dân phải nỗ lực, không những đóng góp công, của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được vai trò, trách nhiệm, lợi ích của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới có khả năng thành công.
Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính quyền cấp cơ sở, của toàn xã hội và của mỗi người dân. Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện, đồng thời là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng đại này cần phải huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính quyền và các tổ chức khác. Vì vậy, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thì các ban, ngành, đoàn thể ở cấp cơ sở phải vào cuộc và phải phối hợp một cách chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Quần chúng nhân dân phải nâng cao
trình độ nhận thức của mình để thấy được rằng quá trình thực hiện những tiêu chí nông thôn mới mình là chủ thể đúng theo Nghị quyết của Chính phủ. Đồng thời, phải phát huy được vai trò chủ động của người dân ở cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng thôn, xóm. Có như vậy, việc xây dựng nông thôn mới mới đạt kết quả tốt.
Đối với nhân dân cần nhận thức để hộ hiểu hơn về đề án xây dựng nông thôn mới để có thể giải quyết được những khó khăn như: vốn, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc điểm truyền thống của người dân… để nhằm khắc phục những hạn chế đó làm cho cuộc sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Việc nâng cao nhận thức của chính quyền và toàn thể nhân dân nhằm thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, phải có sự chỉ đạo và phối hợp của chính quyền và quần chúng nhân dân ở từng cở sở, tổng kết thực tiễn thường xuyên ở các địa phương, cơ sở.