Phú Thọ
Sau 5 năm thực hiện, các cấp, ngành huyện Thanh Ba đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, tích cực các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Huyện đã sớm được phê duyệt quy hoạch, đề án xây dựng NTM. Việc chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực được chú trọng. Số tiêu chí đạt chuẩn tăng khá cao, nhiều tiêu chí được cải thiện về mức độ. Kinh tế- xã hội của huyện tiếp tục phát triển, hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc
Huyện Thanh Ba dựa trên những mục tiêu tổng quát của quá trình xây dựng NTM trên toàn quốc để từ đó xác định rõ những mục tiêu mà huyện cần đạt được trong thời gian sắp tới. Mục tiêu tổng quát đó là không ngừng nâng cao đời sống của cư dân, tạo sự hài hòa giữa các vùng; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giảu bản
sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công – nông – tri thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - chính trị - xã hội vững chắc góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ tình hình thực tế và mục tiêu phát triển tổng quát huyện Thanh Ba đã tập trung chỉ đạo xã Đông Thành đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2014. Chỉ đạo các xã: Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ, Đỗ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. Các xã còn lại tiếp tục phấn đấu tăng thêm từ 2 - 4 tiêu chí/năm theo thứ tự ưu tiên. Duy trì và giữ vững các tiêu chí đã đạt. Phấn đấu có 100% cán bộ chủ chốt cấp xã; 70% cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên sâu về xây dựng nông thôn mới. 70-80% cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới cấp thôn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; đặc biệt quan tâm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường và xây dựng hạ tầng nông thôn. Với kết quả đã đạt được và sự tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến năm 2015, huyện Thanh Ba phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Đỗ Xuyên, Xã Chí Tiên, Xã Lương Lỗ.
Với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", các địa phương trong huyện đã tích cực lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình NTM và nhiều chương trình, dự án khác kết hợp với nguồn lực tại chỗ để nâng cấp đường giao thông, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trụ sở UBND
xã, trạm y tế, công trình nước sạch, hệ thống kênh mương thủy lợi... Đến năm 2014, tổng huy động nguồn lực đầu tư trên địa bàn huyện ước đạt 3.743 tỷ đồng, trong đó nguồn từ doanh nghiệp và dân cư đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Huyện đã làm mới và nâng cấp 168 km đường giao thông, 117 km đường dây điện, 208 phòng học, 10 km kênh mương... Phong trào toàn dân tham gia xây dựng NTM được triển khai sâu rộng. Ðã có hơn 3.500 gia đình hiến hơn 563 nghìn m2 đất và tài sản trên đất, tổng trị giá hơn 11 tỷ đồng. Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, huyện Thanh Ba còn chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tranh thủ các nguồn vốn, dự án hỗ trợ, phát triển sản xuất, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông phối hợp các địa phương mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất như máy cày, máy bừa, máy phun thuốc sâu... Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao như trồng bí xanh, nuôi gà ri lai, chương trình phát triển cây chè, phát triển cây lương thực... Thông qua các dự án, mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn đã góp phần tích cực trong việc giúp đỡ, hỗ trợ nông dân giảm chi phí đầu tư, công lao động, tăng năng suất, tăng thu nhập. Ðặc biệt thông qua các mô hình đã có nhiều loại cây, con giống mới được đưa vào sản xuất có giá trị kinh tế cao khiến cho nếp nghĩ, cách làm của phần lớn người dân đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước.
Cùng với đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện quan tâm chú trọng. Từ năm 2010- 2014, thông qua các tổ chức và cơ sở đào tạo nghề, đã có hàng nghìn lượt người được trang bị kiến thức và cấp chứng chỉ nghề chủ yếu ở các lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, cơ khí, sửa chữa điện dân dụng. Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông
thôn cũng được khuyến khích phát triển như chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất gỗ bóc, đồ mộc, gia công cơ khí, trồng và chế biến chè...; lao động được tạo điều kiện đi lao động tại nước ngoài, đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động của toàn huyện.
Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ lao động Huyện Thanh Ba trong ba năm 2013-2014-2015
Lao động có việc làm ( Người ) 2013 2014 2015
Tổng số lao động trong độ tuổi 61.116 61.428 62.500
Lao động có việc làm thường xuyên cả
trong và ngoài xã ( 20 ngày / tháng ) 60.199 60.568 61.687 Lao động làm việc trong công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 12.246 17.356 33.927
Lao động ngoại tỉnh 1.018 985 1.000
Xuất khẩu lao động 407 306 320
Lao động được đào tạo có chứng chỉ
nghề 359 387 500
Số lớp đào tạo, tập huấn nghề đã được
tổ chức 33 lớp 35 lớp 40 lớp
Nguồn : Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của huyện Thanh Ba ngày 8/1/2015
Công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như các hoạt động văn hóa xã hội thường xuyên được quan tâm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thực hiện tích cực.
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện nội dung Giáo dục, Y tế, văn hóa trên toàn huyện năm 2014 và 2015
Nội Dung 2014 2015
Giáo dục
Tỷ lệ trẻ em vào độ tuổi đi học được đi học ( % ) 100 100
Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS theo tiêu chí 1 26 26
Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS theo tiêu chí 2 26 26
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tiếp
THPT , bổ túc, trường nghề (% ) 34,6 69,2
Y Tế
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (% ) 85 90
Số xã có trạm y tế được quy hoạch cần đạt chuẩn 26 26
Số xã có trạm y tế đạt chuẩn 3 5
Văn Hóa
Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa (%) 96.5 97.2
Tỷ lệ thôn, bản đạt chuẩn làng văn hóa (%) 96,5 97,2
Nguồn : Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của huyện Thanh Ba ngày 8/1/2015
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhưng huyện Thanh Ba đã tích cực tranh thủ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng. Tính đến thời điểm hiện tại về xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM và các dự án, chương trình đầu tư lồng ghép lên tới hơn 1.256 tỷ đồng. Nhờ đó 310 công trình gồm: Đường giao thông, thủy lợi, chợ, cơ sở vật chất trường học, văn hóa, điện nông thôn, trung tâm văn hóa thể thao xã… trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng. Đối với các dự án sản xuất, nâng
cao hiệu quả của các hợp tác xã, với trên 22,4 tỷ đồng được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM (gồm vốn Ngân sách Nhà nước và vốn đối ứng của người dân), huyện đã triển khai xây dựng được 184 mô hình về: Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông với 97 lớp cho 11.000 lượt người tham gia; hỗ trợ giống cây trồng 612ha, trên 6.000 con giống gia súc, gia cầm; hỗ trợ phát triển cơ giới hóa cho hàng nghìn máy làm đất, máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt, máy bơm nước các loại… tổng số có khoảng 5.600 hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia hưởng lợi. Bên cạnh đó, các chương trình triển khai trên địa bàn như Chương trình 135, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường với tổng nguồn lực huy động trên 160 tỷ đồng.
Công tác thông tin tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM được triển khai thường xuyên, liên tục, do vậy nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhiều chuyển biến đáng kể, người dân chủ động tham gia vào các nội dung của chương trình thông qua những việc làm cụ thể: Bàn bạc, trao đổi, thống nhất phương án quy hoạch chi tiết NTM cấp xã, trực tiếp theo dõi, quản lý giám sát đầu tư các công trình trên địa bàn; chủ động chỉnh trang nhà, cổng, sân vườn, đường vào ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, vệ sinh môi trường nơi ở, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiến đất, góp công, góp của để xây dựng các công trình…
Sau hơn 4 năm, trong tổng số 26 xã trên địa bàn huyện có 12 xã đạt 7- 9 tiêu chí, 8 xã đạt 10- 14 tiêu chí, 2 xã đạt 15- 16 tiêu chí, 3 xã đạt 17 tiêu chí, 1 xã (xã Đông Thành) đạt 19 tiêu chí. Toàn huyện tăng thêm 158 tiêu chí, bình quân tăng 6 tiêu chí/xã/giai đoạn. 67 tiêu chí gần đạt trên các lĩnh vực như: Cơ sở vật chất văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở dân cư…
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay có 97,2 % gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 97,2 % khu dân cư văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa. Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch huyện được thành lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, Đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở từng bước được nâng cấp theo tiêu chí NTM, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia và thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2020, UBND huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục gắn với mục tiêu xây dựng NTM. Toàn huyện đã có 12 trường đạt chuẩn quốc gia với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Chất lượng toàn diện cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%. Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1.36% ( Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo là 12.28% cho đến năm 2015 giảm xuống còn 10.29% ). Hàng nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo và hộ gia đình chính sách được xây dựng mới. Thông qua các chương trình dự án đã giải quyết việc làm cho trên 60.000 người, xuất khẩu trên 300 lao động, đào tạo nghề cho 500 lao động trên địa bàn mỗi năm…
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả xây dựng nông thôn mới 13 huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ
Stt Tên xã Bình quân tiêu chí đạt (% )
Toàn Tỉnh Phú Thọ 11.2 1 Lâm Thao 17.3 2 Tp Việt Trì 15.7 3 Tx Phú Thọ 15.0 4 Thanh Thuỷ 13.9 5 Phù Ninh 13.6 6 Đoan Hùng 11.3 7 Hạ Hoà 11.2 8 Thanh Ba 11.1 9 Tam Nông 10.4 10 Tân Sơn. 9.4 11 Cẩm Khê 9.0 12 Yên Lập 8.6 13 Thanh Sơn 8.0
Nguồn :Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 ( http : www.phutho.gov.vn )
Là một huyện miền núi mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Thanh Ba cũng đang cố gắng trong công cuộc xây dựng NTM. Theo báo cáo của toàn tỉnh thì cả huyện đạt bình quân các tiêu chí 11.1 %, xếp thứ 8 của tỉnh Phú Thọ. Giai đoạn 2015-2020, huyện chỉ đạo các xã còn lại tiếp tục phấn đấu tăng thêm từ 2-4 tiêu chí/năm theo thứ tự ưu tiên. Duy trì và giữ vững các tiêu
chí đã đạt. Phấn đấu có 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, 70% cán bộ tham gia xây dựng NTM cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên sâu về xây dựng NTM. 70-78% cán bộ tham gia xây dựng NTM cấp thôn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng NTM. Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; đặc biệt quan tâm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường và xây dựng hạ tầng nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Ba lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu có 16 xã trở lên cơ bản đạt chuẩn NTM; 95,5% dân cư nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh; 70% các khu dân cư tập trung được thu gom, xử lý rác thải; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế… Dự kiến, tổng huy động nguồn lực giai đoạn 2016 - 2020 cần 1.820 tỷ đồng, gồm các nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM; Ngân sách Nhà nước đầu tư lồng ghép từ các chương trình, dự án; tín dụng; từ cộng đồng dân cư; từ các tổ chức, doanh nghiệp và nguồn lực khác.