Mục tiêu Quan điểm về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 100 - 103)

hiện nay

Theo như báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Phương hướng, nhiệm vụ của Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ thì mục tiêu những năm tiếp của huyện sẽ tập trung chỉ đạo các xã: Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ, Đỗ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016-2017. Các xã còn lại tiếp tục phấn đấu tăng thêm từ 2 - 4 tiêu chí/năm theo thứ tự ưu tiên. Duy trì và giữ vững các tiêu chí đã đạt. Phấn đấu có 100% cán bộ chủ chốt cấp xã; 70% cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên sâu về xây dựng nông thôn mới. 70-80% cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới cấp thôn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; đặc biệt quan tâm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Để xây dựng thành công NTM cần phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất là: Xây dựng NTM là nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân, là sự nghiệp của toàn dân, tạo ra phong trào rộng rãi để quần chính nhân dân tham gia xây dựng.

nước, tạo nên những bước đột phá, có sự khác biệt rõ rệt về hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã; cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Trong nhận thức nhiều người còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xây dựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại. Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng sâu rộng, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, góp phần giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân... Vì vậy các địa phương, đơn vị phải nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới; Xây dựng kế hoạch với lộ trình, bước đi phù hợp, tập trung hỗ trợ các huyện, xã khó khăn, quan tâm các tiêu chí giảm nghèo, nâng cao thu nhập; Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình thông qua nhiều hình thức; Cần tập trung rà soát, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thực hiện mục tiêu Chương trình; Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM; Phấn đấu nỗ lực hết mình để hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó cần tạo ra các phong trào rộng rãi để quần chúng nhân dân tham gia quá trình xây dựng NTM như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất,

kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh; Phong trào nông dân thi đua xây dựng NTM

Thứ hai là: Trong xây dựng nông thôn mới phải gắn liền huy động sức dân với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chống bệnh thành tích, gây lãng phí và huy động sức dân quá mức. Mục tiêu cơ bản nhất, bản chất nhất của xây dựng nông thôn mới là làm cho đời sống của người dân tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên đầu tư cho xây dựng NTM hiện nay có một số tiêu chí rất lãng phí như xã nào cũng xây chợ, trung tâm bưu điện, trong khi lại thiếu trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa, nhất là nhà văn hóa thôn, bản đang rất cần hay thư viện cho các em học sinh nông thôn. Một thực trạng “nhức nhối” nữa trong xây dựng NTM, đó là nhiều xã chạy theo thành tích huy động quá sức dân, thậm chí huy động cả người già, gia đình chính sách. Từ đó dẫn đến vấn đề nợ trong NTM cao, hiện có tới 53/63 tỉnh, thành đang nợ đọng xây dựng NTM. Về huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước đóng góp thực hiện Chương trình phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương và khả năng nguồn lực. Không thực hiện xây dựng khi không có nguồn kinh phí đảm bảo, không để nợ đọng xây dựng cơ bản. Các địa phương cần rà soát, chỉ đạo xử lý và có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm đối với nợ đọng xây dựng cơ bản. Quy định xã hội hóa các nguồn lực để phát triển là đúng nhưng không được phép huy động quá mức trong nhân dân, đặc biệt là dân nghèo. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân; không huy động đối với hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn phải đảm bảo chất lượng

và có tính bền vững cao; quy trình xem xét phải công khai, dân chủ, minh bạch, tránh hình thức, chạy theo thành tích; không cho nợ tiêu chí chưa đạt chuẩn theo qui định; xã, huyện đạt chuẩn phải không có nợ xây dựng cơ bản sai qui định. Thậm chí, có một số cán bộ thôn bản còn lợi dụng chương trình này để tham ô, tha hóa, gây bất bình trong quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)