2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình xây dựng NTM ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ NTM ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, vị trí địa lý nằm ở phía Tây Bắc tỉnh, nằm tiếp giáp với các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Cẩm Khê. Huyện bao gồm 1 thị trấn Thanh Ba (huyện lị) và 26 xã: Chí Tiên, Đại An, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đồng Xuân, Hanh Cù, Hoàng Cương, Khải Xuân, Lương Lỗ, Mạn Lạn, Năng Yên, Ninh Dân, Phương Lĩnh, Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Vân Lĩnh, Võ Lao, Vũ Yển, Yển Khê, Yên Nội. Trong đó số xã trung tâm miền núi là 22 xã, xã đặc biệt khó khăn 7 xã.
Huyện có từ lâu đời, vốn thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây, được cắt về tỉnh Hưng Hóa năm 1891. Thời kỳ 1903-1968, thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968-1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7- 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Thanh Ba sáp nhập với 2 huyện Đoan Hùng và Hạ Hòa thành huyện Sông Lô. Huyện Sông Lô được chia thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa theo Quyết định số 377-CP ngày 22-12- 1980 của Hội đồng Chính phủ. Năm 1987, giải thể thị trấn nông trường Vân Lĩnh. Ngày 14-10-1994, thành lập thị trấn Thanh Ba - trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Đào Giã; 47,3ha diện tích tự nhiên của xã Đồng Xuân và 192 ha diện tích tự nhiên của xã Ninh Dân. Ngày 7-10-1995,
huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa. Từ ngày 6-11-1996, huyện Thanh Ba lại trở về với tỉnh Phú Thọ. Ngày 19-1-2009, thành lập xã Vân Lĩnh trên cơ sở điều chỉnh 895,02 ha diện tích tự nhiên và 2.906 nhân khẩu của xã Thanh Vân. Hiện nay Thanh Ba có diện tích tự nhiên 19.465,35 ha. Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa. Phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng. Phía Đông giáp huyện Phù Ninh. Phía Tây – Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê. Phía Nam giáp huyện Tam Nông. Phía Đông – Đông Nam giáp thị xã Phú Thọ. Cách thành phố Việt Trì khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Tỉnh lộ 314, 320C, 314B, 314C, 320 với tổng chiều dài khoảng 77 km và 14 tuyến huyện lộ dài khoảng 88 km, tuyến đường thủy trên sông Thao chảy dọc trên địa bàn huyện dài 29,5 km. Với vị trí đại lý có giao thông khá thuận lợi, nên sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội có nhiều lợi thế như: giao lưu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, kết hợp giữa các vùng nguyên liệu sẵn có trong và ngoài huyện với các cơ sở sản xuất công, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện.
Kể từ khi thành lập đến nay Thanh Ba đã thực sự có những bước phát triển vượt bậc. Từ một vùng đất chỉ với sản xuất nông nghiệp là chính, hiện tại huyện đã hình thành một cụm công nghiệp gồm công nghiệp sản xuất rượu, bia, cồn, xi măng, chè... Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, chính trị, xã hội ổn định. Diện mạo làng quê đã thay đổi, có sự bứt phá toàn diện. Thanh Ba là huyện giàu tiềm năng đất đai có khả năng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, chất lượng đất tốt, nguồn nước phong phú, khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây lúa, rau màu và cây nông nghiệp phát triển.
Nhìn chung văn hóa trên toàn huyện còn thấp, về cơ bản vẫn dựa trên nền văn hóa nông nghiệp, dân trí thấp, sự hiểu biết về đường lối chính sách
cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên người dân ở đây có truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, thật thà chất phát. Do địa hình đồi núi đan xen phức tạp, ngành nghề chưa phát triển, người dân chủ yếu sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, đa phần khu dân cư thuộc diện đặc biệt khó khăn, mặt bằng thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều công trình hạ tầng phục vụ dân sinh chưa được đầu tư nâng cấp ... nên việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gặp không ít khó khăn.