Khái quát về chính quyền xã trong hệ thống chính trị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 37 - 42)

(gọi chung là cấp xã) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tính đến 11 tháng 5 năm 2015, Việt Nam có 11.164 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, (trong đó 1.581 phường, 590 thị trấn và 9.043 xã). Dưới xã, phường, thị trấn có các cộng đồng dân cư tự quản; dưới xã có thôn, làng, ấp, bản, buôn. Dưới phường, thị trấn có tổ dân phố, ở một số thành phố, thị xã giữa phường và tổ dân phố có cụm dân cư, giữa xã và thôn có khu hành chính. Số lượng xã, phường, thị trấn trong những năm qua không ổn định. Cùng với quá trình chia tách các tỉnh, huyện, việc thành lập mới các xã, phường, thị trấn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chỉ trong vòng 7 năm từ 1995 đến 2002 đã tăng 357 đơn vị trong đó có 59 xã, 213 phường và 85 thị trấn. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với chính quyền cấp xã. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ và đầu tư cơ sở vật chất, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Theo quyết định của hội đồng bộ trưởng số 112 HĐBT ngày 15-10- 1981 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã thì

Xã là đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước ở nông thôn; chính quyền Nhà nước cấp xã bao gồm Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân xã được nhân dân bầu ra theo Hiến pháp và pháp luật, là cơ quan quản lý Nhà nước ở xã. Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định các biện pháp đảm bảo việc thi hành văn bản pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương; quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng tại địa phương. Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện quyền giám sát: đối với hoạt động của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân cấp xã; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Về tổ chức của HĐND cấp xã: có Thường trực HĐND do HĐND cấp xã bầu ra gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; đại biểu HĐND cấp xã với số lượng không quá 35 người. UBND cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và

thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Số lượng thành viên UBND cấp xã từ 3-5 người (so với trước giảm). Tuỳ thuộc vào số dân trong xã mà có 1 hoặc 2 Phó chủ tịch. Đối với phường, thị trấn, xã biên giới có 2 Phó chủ tịch.

Chính quyền cấp xã có chức năng quản lý mọi mặt công tác của Nhà nước ở xã, nhằm bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; bảo đảm quyền lợi của công dân, chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trong xã; động viên mọi công dân trong xã làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Chính quyền Nhà nước cấp xã có những nhiệm vụ chủ yếu như :

Về xây dựng và thực hiện kế hoạch: Đối với những xã đã cơ bản hoàn thành hợp tác hoá, Uỷ ban Nhân dân xã trực tiếp xây dựng và thực hiện các phần kế hoạch do xã phụ trách như sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế, xã hội và ngân sách xã; tổng hợp những chỉ tiêu chủ yếu về phát triển sản xuất, nộp thuế, bán sản phẩm cho Nhà nước, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, vay vốn ngân hàng... trong kế hoạch của hợp tác xã để dựa vào kế hoạch chung của xã, báo cáo Hội đồng Nhân dân xã quyết định và trình Uỷ ban Nhân dân huyện duyệt, kiểm tra, giúp đỡ các hợp tác xã hoàn thành kế hoạch. Đối với những xã đang tiến hành hợp tác hoá, Uỷ ban Nhân dân xã chỉ đạo các ban sản xuất ấp, buôn, các tập đoàn sản xuất, các hợp tác xã xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; tổng hợp các kế hoạch đó để báo cáo Hội đồng Nhân dân xã quyết định, trình Uỷ ban Nhân dân huyện duyệt và tổ chức thực hiện.

Quản lý ruộng đất, rừng, bãi biển và các tài nguyên thiên nhiên khác trong xã theo pháp luật quy định. Quản lý dân số, hộ tịch hộ khẩu, sinh tử, giá thú theo chính sách, chế độ hiện hành; quản lý lao động, tổ chức thực hiện kế hoạch phân bố lao động, chế độ và kế hoạch huy động dân công cho Nhà nước, cho xã. Quản lý và thi hành chính sách tài chính, thu thuế, thu nợ cho Nhà nước; xây dựng và quản lý thu chi ngân sách xã theo quy định chung. Kiểm tra, đôn đốc các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất về các mặt công tác sau đây: Thực hiện kế hoạch sản xuất; chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trước hết là nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, trả nợ. Thi hành đúng điều lệ hợp tác xã tập đoàn sản xuất, trọng tâm là thực hiện đúng các nguyên tắc về sản xuất, phân phối, sử dụng vốn và các tài sản của tập thể, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và kỹ thuật của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa; quản lý thị trường, ngăn chặn mọi hành vi kinh doanh, buôn bán trái phép; đầu cơ tích trữ. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; bài trừ tệ nạn xã hội, chống mọi hiện tượng tiêu cực; bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản, tính mạng của nhân dân. Đối với các cơ quan, xí nghiệp, trạm, trại, cửa hàng, kho tàng, đường giao thông, ống dẫn dầu, đường dây điện và những tài sản khác thuộc cơ quan cấp trên đặt tại xã hoặc đi qua lãnh thổ xã, Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm bảo vệ và giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đơn vị đó hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện chế độ và kế hoạch nghĩa vụ quân sự theo đúng pháp luật và kế hoạch Nhà nước; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; thực hiện công tác hậu phương quân đội. Quản lý tiểu thuỷ nông, đường giao thông trong xã. Tổ chức công tác văn hoá, thông tin, truyền thanh, giáo dục, y tế, thể dục thể thao và quản lý các cơ sở nói trên. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trong xã. Phát hiện và xử lý theo quyền

hạn được giao những hành vi vi phạm pháp luật. Giám sát các cơ sở kinh tế, văn hoá và các cơ quan cấp trên hoạt động tại xã, chấp hành pháp luật, chính sách Nhà nước và thi hành các nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương. Uỷ ban Nhân dân xã có quyền đình chỉ thi hành những chủ trương hoặc việc làm của các tổ chức kinh tế tập thể và các tổ chức khác trực thuộc xã trái với pháp luật, xét thấy có hại cho Nhà nước và tập thể, cho quyền lợi chính đáng của xã viên và công dân, nhưng phải báo cáo ngay với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện hoặc thị xã biết.

Như vậy ta có thể hiểu ngắn gọn nhiệm vụ của chính quyền xã là: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.

Trong hệ thống chính trị nước ta nói chung, cấp xã nói riêng thì Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chính quyền giữ vai trò tổ chức quản lý, còn các tổ chức quần chúng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo và quản lý phải có sự phối kết hơp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, nhân dân và các tổ chức quần chúng.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền xã đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh ba, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 37 - 42)