chính quyền cấp xã đối với xây dựng NTM
Việc hoạch định cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần đặt trong các chuỗi giá trị nhất quán, gắn kết chặt chẽ phù hợp với tất cả các xã trong toàn huyện. Theo đó, cần tiến hành rà soát lại một cách cơ bản, toàn diện hệ thống văn bản pháp quy, quy định liên quan, phát hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý, không còn thích hợp, kịp thời sửa đổi, bổ sung, xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế mới về thực hiện các tiêu chí cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm tới cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các loại kết cấu hạ tầng theo hướng chuyển từ cơ chế nhà nước đầu tư toàn bộ sang nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, cùng hưởng lợi; chuyển từ đầu tư dàn trải sang đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho những vùng khó khăn, nhất là các xã Miền núi. Hỗ trợ, khuyến khích người dân phát
triển sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương như: Phát triển trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, gà, lợn, …Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất trên địa bàn; Đảm bảo an sinh xã hội (có thể giảm hoặc miễn đóng góp cho các đối tượng mất khả năng lao động, hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng..). Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Trước hết cần ưu tiên triển khai công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó cần chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân góp sức người, sức của, hiến vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất,... để góp phần cùng với ngân sách Nhà nước thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình; thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời hướng dẫn khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP; hướng dẫn nông dân vay vốn nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo cơ chế tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 và thực hiện tốt các chính sách tín dụng có liên quan.
Song song với đó chính quyền huyện Thanh Ba cần huy động có hiệu quả nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn để lại cho xã đầu tư thực hiện nông thôn mới theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 800/QĐ-TTg; thực hiện tốt tỷ lệ hỗ trợ ngân sách nhà nước cho cấp xã cho các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết của HĐND huyện thông qua hàng năm. Đặc biệt là cần hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình kế hoạch hàng năm; đảm bảo việc đầu tư có
hiệu quả, đúng lộ trình đã đề ra trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM , nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì chắc chắn có nhiều vi phạm và phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân.Cần phải giải quyết dứt điểm các vụ việc đơn thư của công dân thì chắc chắn rằng quá trình triển khai tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ nhân dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới nhưng nhân dân đang mất lòng tin vào chính quyền hoặc việc làm của chính quyền xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Và đây cũng là những vấn đề tiềm ẩn gây nên mất ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn nếu có khiếu kiện mà không được giải quyết dứt điểm. Vì vậy chính quyền các cấp phải quan tâm, coi trọng đến vấn đề giải quyết đơn của công dân. Nội dung của công dân đề nghị phải được giải quyết hết, thấu tình đạt lý và đúng quy định của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục theo định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước, được thực hiện trên cơ sở vừa cải tạo vừa xây dựng, vừa kế thừa những thành tựu, truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp trong nông thôn, vừa hình thành những giá trị mới theo hướng văn minh, hiện đại, trên cơ sở các quy chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Từ những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba có thể thấy, hệ thống chính quyền cấp xã có vai trò hết sức to lớn, không ngừng phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở địa phương, cơ sở, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập. Những tồn tại, hạn chế này do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Ba hiện nay.
Mặc dù thời gian thực hiện chưa nhiều nhưng chính quyền huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ đã vào cuộc triển khai khá tích cực và đã đạt được hững kết quả quan trọng. Xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, tổng thể, toàn diện nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, trong quá trình triển khai thực hiện, Huyện Thanh Ba đã đánh giá đúng thực trạng nông thôn từng xã, tìm ra tiềm năng lợi thế, chọn những giải pháp mang lại hiệu quả cao và phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương để xây dựng lộ trình phù hợp. Kết quả bước đầu này đã tạo ra tiền đề để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện trong thời gian tiếp theo.
Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền huyện Thanh Ba tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, phương pháp lập kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc của huyện và các ngành đối với cơ sở về nhiệm vụ xây dựng xây dựng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ đã ban hành để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhất là đối với các địa phương phấn đấu đạt xã nông thôn mới trong năm tới. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch đã ban hành gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Củng cố nâng cao trách nhiệm, chất lượng chỉ đạo điều hành của các cấp ủy, chính quyền, trách nhiệm các đoàn thể trong triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới.
Trong điều kiện hiện nay, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở nước ta nói chung, trên địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đó cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở, bao gồm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, việc phát huy quyền dân chủ của các đoàn thể và vai trò trực tiếp tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Chỉ có trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, thì chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước mới được hiện thực hóa trong thực tiễn, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.