2.1.2.1Đặc điểm nguồn nhân lực
Theo Công ty Sao Việt (04/2019, 81), tổng số nhân sự hiện tại của công ty là 60 người, với 10 người đã tốt nghiệp Đại học. Trong đó có 7 kỹsư xây dựng lành nghề, đều tốt nghiệp các trường đầu ngành về giao thông, xây dựng tại miền Bắc
33
Ngoài ra, công ty còn có 1 cử nhân kế toán, 15 thợ hàn – thợ cơ khí và 37 công nhân hợp đồng ngắn hạn.
Bảng 2.1: Nhân lực của Công ty Sao Việt
Nguồn: Công ty Sao Việt (04/2019, 81) Như vậy, chỉ có một bộ phận nhỏngười lao động là các nhân sự cấp cao và có bằng cấp, chiếm 13% tổng số nhân sự(8 người). Ngoài ra, phần lớn lao động
đều là thuê ngoài từ đơn vị khác, với hợp đồng ngắn hạn (37 người), chiếm đến 62% nhân sự công ty.
2.1.2.2Đặc điểm về vốn, tài chính
Các chỉ tiêu về tài chính của CTSV từ năm 2015-2018 được thể hiện qua bảng 2.2. Các chỉ tiêu này được phân tích một cách tổng quan như sau:
- Tài sản (tài sản ngắn hạn – TSNH, tài sản dài hạn - TSDH)
Qua các năm, TSNH đều có giá trị vượt trội hơn TSDH. Nói cách khác, TSNH chiếm chủ yếu tại CTSV. Cụ thểvào các năm 2015 và 2016, giá trị TSNH gấp 19 và 13 lần TSDH. Con số này được thu hẹp xuống còn 5 lần vào các năm
2017 và 2018. Nguyên do của sự sụt giảm này xuất phát từ việc CTSV đã mua thêm xe bán tải trong năm 2017, và năm kế tiếp là máy ủi Komatsu. Các máy móc
này đều được tính vào TSDH. Năm 2018 cũng đánh dấu việc giá trị TSDH vượt mốc 1 tỷ đồng – chậm hơn hai năm so với TSNH, khi chỉ sốnày vượt mức 1 tỷ đồng vào năm 2016.
Ngoài ra, theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), trong các nhà thầu xây dựng, do việc thuê máy móc và thuê thầu phụ rất phổ biến trong ngành, nên TSDH thường chỉ chiếm tỷ trọng dưới 30% tổng tài sản. Có thể nói, điều này rất chính xác trong CTSV khi TSNH và TSDH có sự chênh lệch rất lớn.
34
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của công ty Sao Việt
Đơn vị: vnđ
Nguồn: phòng Kế toán CTSV, Báo cáo tình hình tài chính các năm 2016 - 2018
- Tài sản ngắn hạn (TSNH), phải thu khách hàng và hàng tồn kho (HTK)
Tỷ trọng phải thu khách hàng trong TSNH tăng dần trong bốn năm, với giá trị từ 0% (2015), 56% (2016), 73% (2017) và 75% (2018). Có thể khẳng định, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSNH, điều này làm suy giảm đi sức mạnh tài chính của CTSV, do tiền bán sản phẩm vẫn chưa được khách hàng thanh
toán đúng hạn. Khoản phải thu khách hàng cao, cũng khiến cho khoản ‘phải trả người bán’ của CTSV cũng tăng lên mau chóng, thậm chí chiếm phần lớn trong
‘nợ ngắn hạn’. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ sựkhó khăn trong tài chính, hoặc là sự chê ỳ trong thanh toán của khách hàng.
Về khoản mục HTK trong TSNH, tỷ trọng HTK trong TSNH năm 2016 giảm nhẹ so với năm 2015. Năm 2017 ghi nhận sựtăng trưởng mạnh mẽ, hơn 1000%
(10 lần) của HTK. Con sốtăng trưởng giảm nhanh xuống chỉ còn gần 200% (2 lần)
trong năm 2018. Như vậy, có thể khẳng định tình hình TSNH của CTSV có nhiều gam màu tối.
35
Khác một chút so với tài sản, trong bốn năm tài chính, NDH vẫn chưa được phát sinh. Như vậy, CTSV chỉ có các khoản NNH. Giá trị của NNH vượt mức 1 tỷ đồng vào năm 2017 – chậm hơn một năm so với thời điểm đạt được của TSNH. NNH trong năm 2018 đãtăng gấp hơn 3 lần năm 2017 (tức hơn 300%), vượt mức 3 tỷ đồng – tuy nhiên cũng chậm hơn một năm so với thời điểm đạt được của TSNH.
- Nợ ngắn hạn (NNH) và phải trảngười bán (PTNB)
Tỷ trọng PTNB trong NNH tăng dần qua các năm, từ 0% (2015), 73% (2016), 78% (2017) và 98% (2018). Có thể khẳng định, NNH của CTSV chủ yếu là khoản
PTNB. Như đã đề cập, nguyên nhân của việc này xuất phát từ sựkhó khăn trong
tài chính, hoặc là sự chê ỳ trong thanh toán của khách hàng CTSV, dẫn đến công
ty không có đủ nguồn tiền để chi trả cho nhà cung cấp. Như vậy, tình hình NNH tại CTSV hiện tại cũng đang có nhiều gam màu tối.
- Vốn (vốn lưu động –VLĐ, vốn cốđịnh - VCĐ)
Vì NDH trong bốn năm đều chưa hề phát sinh, do vậy giá trị của VCĐ bằng với TSDH. Như vậy, có thể nhận định VLĐ –VCĐ có sự tương đồng với các cặp
TSNH - TSDH, NNH – NDH. Trong đó,VLĐ đã bỏcách khá xa VCĐ, khi gấp 13
lần vào năm 2015, 7 lần vào năm 2016, 4 lần vào năm 2017, và giảm nhẹ xuống gần 3 lần vào năm 2018.Cũng trong năm 2018, VCĐ đã vượt mốc 1 tỷđồng, trong
khi đó VLĐ sắp cán đến mốc 4 tỷđồng.
- So sánh VLĐ và NNH cùng tương quan trong TSNH
VLĐ đã tạo ra khoảng cách tương đối so với NNH. Khi trong hai năm lẻ -
2015 và 2017 đã gấp hơn 2 lần so với NNH. Trong hai năm chẵn còn lại, VLĐ cũng vượt hơn NNH khi chiếm hơn 50% giá trị trong TSNH.
2.1.2.3Đặc điểm vềcơ sở vật chất, kỹ thuật
Theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), ngành xây dựng hiện đại nhìn chung có tốc độ tiếp nhận công nghệ mới rất chậm, nhu cầu về công nghệ mới cũng không cao. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp xây dựng có công nghệ thi công khá
tương đồng. Do đó, việc thuê máy móc trong ngành trở nên phổ biến, giúp hạn chế
các chi phí cốđịnh (chi phí khấu hao, bảo dưỡng, bảo trì và lương thợ vận hành,…). Ngoài ra, điều này còn giúp tăng được tính linh hoạt của bộ máy sản xuất, tăng
thêm khảnăng thích ứng cao với khối lượng và địa điểm công việc không ổn định. Hiện nay, thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật tại CTSV rất phù hợp với những phân tích nêu trên.
36
Cụ thể, trong hai năm 2015 và 2016, theo Báo cáo tình hình tài chính các
năm 2016– 2018, ngoài tài sản ngắn hạn (TSNH), CTSV không ghi nhận giá trị
tài sản cốđịnh (TSCĐ– 0 đồng) trong tài sản dài hạn (TSDH), mà chỉ ghi nhận giá trị của tài sản dài hạn khác: 21 triệu đồng (2015) và 83 triệu đồng (2016). Như
vậy, công ty chưa tiến hành mua sắm các máy móc giá trịcao để phục vụ sản xuất, mà chỉ thực hiện thuê mướn từcác đơn vị khác. Tài sản dài hạn khác bao gồm cơ
sở vật chất tại xưởng sản xuất (bàn ăn, phòng họp, phòng chức năng, phòng tắm,…)
đặt tại cụm 5 – xã Tân Lập –Đan Phượng – Hà Nội.
Theo các báo cáo khấu hao tài sản năm 2017 và 2018, trong năm 2017, công ty đã mua và sử dụng 01 xe ô tô tải vào ngày 17/08, do đó tài sản dài hạn (TSDH)
tăng lên mức 704 triệu đồng. Sang năm tiếp theo, công ty đã mua và sử dụng thêm 01 máy xúc Komatsu vào ngày 16/12, điều này khiến giá trị TSDH tăng gấp đôi, đạt gần 1,5 tỷđồng.
Tình hình cụ thể của TSCĐ tại CTSV năm 2017 được mô tả qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Tình hình tài sản cố định của công ty Sao Việt năm 2017
Nguồn: phòng Kế toán CTSV, Báo cáo khấu hao tài sản năm 2017
- Xe ô tô tải:
Xe ô tô tải có thời gian sử dụng còn lại lớn nhất (115 tháng) và các tỷ trọng xếp thứ nhất, đó là giá trị/tổng nguyên giá (84%) và giá trị/tổng giá trị còn lại
37
(91%). Xe cũng có khấu hao 10% nguyên giá/năm, với tỷ trọng khấu hao/tổng khấu hao lũy kế chỉ lớn thứ hai (27%). Lý giải cho điều này, CTSV đã mua xe tải vào nửa cuối năm 2017 –do đó số tháng tính khấu hao của xe tải chưa được một nửa năm. Trong năm 2018, khi xe được sử dụng cảnăm, thì tỷ trọng này sẽ chiếm lấy vị trí số một.
- Các loại máy kỹ thuật (MKT):
Các loại máy kỹ thuật có nguyên giá trung bình là 3,8 triệu đồng. Trong số
19 MKT, thì đắt nhất là máy hàn NBC 270 Sobco (12 triệu đồng), và rẻ nhất là máy
khoan CT18101 (1 triệu đồng). Ba MKT có thời gian sử dụng còn lại lớn nhất (14
tháng) là máy cắt nhôm LS1030, máy hàn NBC 270 Sobco và máy cắt sắt. MKT
có tỷ trọng giá trị/tổng nguyên giá xếp thứ hai (11%), tỷ trọng khấu hao/tổng khấu hao lũy kế xếp thứ nhất (65%), tỷ trọng giá trị/tổng giá trị còn lại xếp thứ ba (4%).
Ngược lại với xe tải, MKT được dùng với các chức năng chuyên môn như cắt, hàn, khoan, mài – vốn chịu các tác động cơ khí và nhiệt lượng mạnh, nên tuổi thọ của
chúng không cao. Do đó MKT có khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khấu hao
lũy kế– 65%. Tuy nhiên, xét về nguyên giá thì chúng chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ là 11%
– tức thấp hơn 7 lần so với xe tải. - Két sắt:
Két sắt được đưa vào sử dụng từ ngày 01/04/2017, thời gian sử dụng còn lại
đạt 27 tháng. Két sắt có ba tỷ trọng đều đạt giá trị thấp nhất trong danh mục các
TSCĐ, đó là giá trị/tổng nguyên giá (1%), khấu hao/tổng khấu hao lũy kế (2%) và
giá trị/tổng giá trị còn lại (1%).
- Máy tính xách tay:
CTSV có ba máy tính xách tay là Asus, Dell và Dell 3567A, được đưa vào sử
dụng từ nửa sau năm 2017, có nguyên giá trung bình là 10,3 triệu đồng. Thời gian sử dụng còn lại của Asus là 30 tháng, Dell - 29 tháng và Dell 3567A - 27 tháng. Máy tính xách tay có tỷ trọng giá trị/tổng giá trị còn lại xếp thứ hai (4%). Và hai tỷ trọng xếp thứba, đó là giá trị/tổng nguyên giá (5%) và khấu hao/khấu hao lũy
kế (6%).
Bước sang năm 2018, tình hình của các loại TSCĐ của CTSV được thể hiện qua bảng 2.4:
38
Bảng 2.4: Tình hình tài sản cốđịnh của công ty Sao Việt năm 2018
Nguồn: phòng Kế toán CTSV, Báo cáo khấu hao tài sản năm 2018
- Máy xúc đào Komatsu:
Máy xúc được sử dụng từ ngày 16/12/2018, với thời gian sử dụng còn lại xếp thứ hai (71 tháng). Máy xúc có khấu hao 17% nguyên giá/năm, tỷ trọng khấu hao trong tổng khấu hao lũy kếđứng thứtư (3%). Các tỷ trọng xếp thứ nhất, đó là giá trị/tổng nguyên giá (56%) và giá trị/tổng giá trị còn lại (63%).
- Xe ô tô tải:
Sau một năm sử dụng, thời gian sử dụng còn lại của xe còn 103 tháng. Xe có tỷ trọng khấu hao/tổng khấu hao lũy kếđứng thứ nhất (44%). Hai tỷ trọng xếp thứ hai, đó là giá trị/tổng nguyên giá (37%) và giá trị/tổng giá trị còn lại (36%).
- Các loại máy kỹ thuật (MKT):
Trong năm 2018, chỉ còn 3 máy có thời gian sử dụng còn lại (2 tháng) là máy
cắt nhôm LS1030, máy hàn NBC 270 Sobco và máy cắt sắt. MKT có tỷ trọng giá
trị/tổng nguyên giá xếp thứ ba (5%), tỷ trọng khấu hao/tổng khấu hao lũy kếđứng thứ hai (41%), và tỷ trọng giá trị/tổng giá trị còn lại xếp cuối cùng (gần 0%).
39
Thời gian sử dụng còn lại của két sắt là 15 tháng. Két sắt có khấu hao 33% nguyên giá/năm và tỷ trọng giá trị/tổng giá trị còn lại xếp thứtư (gần 0%). Ngoài ra, các tỷ trọng xếp cuối cùng, đó là giá trị/tổng nguyên giá (gần 0%), khấu hao/tổng khấu hao lũy kế (2%).
- Máy tính xách tay:
Các máy tính xách tay có thời gian sử dụng còn lại lần lượt là Asus (18 tháng), Dell (17 tháng) và Dell 3567A (15 tháng). Các máy tính này có khấu hao trên dưới 33% nguyên giá/năm và tỷ trọng giá trị/tổng nguyên giá xếp thứtư (2%). Ngoài ra, các tỷ trọng xếp ở vị trí thứba, đó là khấu hao/tổng khấu hao lũy kế (9%) và
giá trị/tổng giá trị còn lại (1%).
2.1.2.4Đặc điểm về khách hàng, thịtrường
Các thông tin về khách hàng của CTSV từ năm 2014 - 2018 được thể hiện qua bảng 2.5 (trang bên). Theo bảng 2.5, ba năm đầu tiên là giai đoạn khó khăn
nhất của CTSV. Khi sốđơn đặt hàng chỉ vọn vẹn từ 1 – 2 đơn, thời gian hoạt động
cũng chỉ đạt từ 1 – 6 tháng. Tuy nhiên, một sốđiểm sáng cần ghi nhận, đó là số lượng khách hàng đã phát triển; thời gian hoạt động cũng tăng trưởng 5 tháng; khách hàng gia tăng những đơn vị là các công ty xây dựng. Họ có thể là ‘gà đẻ
trứng vàng’ cho CTSV, vì họ có thể nhận rất nhiều dự án trong vòng một năm. Khi
đó, nếu làm nhà thầu phụ cho họ, thì CTSV sẽ có sốđơn đặt hàng duy trì cao và
ổn định. Do vậy, CTSV nên tập trung phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với các công ty xây dựng, từđó có chỗđứng vững chắc trên thịtrường.
Hai năm tiếp theo, công ty bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc hơn. Trong năm 2017, tuy sốlượng khách hàng chỉ tăng thêm một, nhưng số đơn đặt
hàng đã tăng gấp hai lần (từ 3 lên 6), và sốđơn trung bình trên một khách đã đạt hai đơn. Thời gian làm việc của công ty cũng ghi nhận mức tăng từ 6 lên 10 tháng. Về khách hàng, cả ba cái tên đều là sự hiện diện của các công ty xây dựng, một tín hiệu khả quan cho thấy công ty có cơ sởđể tăng trưởng và phát triển bền vững.
Bước sang năm 2018, mọi chuyện còn thuận lợi hơn, khi số khách hàng tiếp tục tăng (từ 3 lên 4), sốđơn đặt hàng tăng nhẹ từ 6 – 7, công ty lần đầu tiên đã có
thể sản xuất kinh doanh trọn vẹn một năm. Điều đáng mừng nhất, đó là việc CTSV
đã tìm được khách hàng truyền thống đầu tiên – Công ty TNHH Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Delta – một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Delta góp mặt trong 8/17 đơn đặt hàng kể từ ngày thành lập của CTSV - tức chiếm đến gần 50% tổng sốlượng đơn. Ngoài ra, Delta cũngđóng góp
40
tới 3/4 đơn hàng trịgiá hơn 2 tỷđồng/đơn. Cụ thểlà các đơn có giá trị 4 tỷ đồng và 3,3 tỷđồng (2017); 2,4 tỷđồng (2018).
Bảng 2.5: Thông tin về khách hàng của công ty Sao Việt
Nguồn: tổng hợp từ Công ty Sao Việt (04/2019)
Về thị trường hiện nay của doanh nghiệp, Hà Nội đang là thị trường chính yếu nhất. Thủđô của Việt Nam –cũng đồng thời là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn, đang chứng kiến sựgia tăng chóng mặt các hoạt động phát triển
cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và các khu chung cư. Điều này mang lại nhiều cơ hội phát triển cho CTSV – vốn đang sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụlĩnh
vực xây dựng dân dụng và công nghiệp quy mô nhỏ. Địa bàn này cũng đem lại lợi thếđịa lý cho CTSV, khi mà nhà xưởng của công ty đang nằm tại một huyện ngoại thành và lân cận trung tâm Hà Nội. Khoảng cách khá gần từnơi này đến các quận nội - ngoại thành, sự tiện ích trong vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa đang ngày một
gia tăng.
2.1.2.5Đặc điểm về nguyên vật liệu
Vật tư của công ty được cung cấp thường xuyên từ các cửa hàng vật liệu xây dựng bán buôn lớn, và hai bên có liên kết rất chặt chẽ. Khi công ty làm ăn hiệu
41
quả, số đơn hàng và khách hàng gia tăng, thì nguồn cung cấp này cũng cần đảm bảo sự sẵn sàng đáp ứng và tiện lợi khi vận chuyển, sử dụng.
Theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), trong ngành xây dựng Việt Nam, các nguyên vật liệu xây dựng quan trọng nhất là thép và xi măng, lần lượt chiếm khoảng 45% và 15% chi phí nguyên vật liệu. Do đó nguyên vật liệu này thường có khối lượng lớn và cần nhiều tài nguyên để sản xuất. Điều này khiến cho việc sản xuất thường tập trung tại các địa phương có tài nguyên dồi dào hoặc gần cơ sở hạ
tầng giao thông thuận lợi cho vận chuyển (thường là cảng biển do chi phí vận tải biển thấp). Hiện tại, các loại vật tư được chuyên chở tới xưởng sản xuất của công ty vào các khung giờ giao thông thấp điểm (trưa và đêm). Điều này giúp cho việc vận chuyển và xếp dỡ thuận tiện, vì nhà xưởng nằm gần một khu dân cư đông đúc. Các loại vật tư rất đa dạng, trong đó chủ yếu là thép khổ dài, phục vụ cho việc sản xuất các loại lan can, kết cấu thép. Ngoài thép, công ty còn thường xuyên nhập số