Trên cơ sở các nguyên nhân khách quan thuộc mục 2.3.2.2 chương 2, sau đây
là một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng:
- Thực hiện Chính phủ điện tử mức độ 3 và dịch vụ công trong ngành xây dựng hết sức minh bạch và công khai;
- Tái cơ cấu nhân sự trong các bộban ngành nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng;
- Tuyển dụng và đãi ngộ xứng đáng cho các nhân viên có tâm huyết, đạo đức và chuyên môn cao trong các bộ ban ngành xây dựng;
- Áp dụng các chế tài xử phạt thật nặng đối với các cán bộvà người đứng đầu trong ngành xây dựng có hành vi nhận hối lộ, bao che cho các sai phạm về xây dựng, kiến trúc, đất đai, quy hoạch. Chế tài cần được mở rộng phạm vi, truy cứu
đến cả những cán bộ công quyền đã về hưu; cần truy thu toàn bộ tài sản tham
nhũng. Có các điểu khoản khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo hợp
65
- Áp dụng các chế tài xử phạt thật nghiêm minh đối với doanh nghiệp và
người đứng đầu doanh nghiệp mà đi “cửa sau”, hối lộ các công chức nhà nước để hưởng đặc quyền, đặc lợi trong lĩnh vực đất đai, bất động sản, thầu khoán. Cần cân nhắc hình thức xử lý hình sựcũng như tịch thu toàn bộ tài sản tham nhũng của
người có liên quan. Có các điểu khoản khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo hợp tác trong quá trình điều tra và khắc phục hậu quả do mình gây ra.
66
KẾT LUẬN
Về nội dung của chuyên đề tốt nghiệp, em luôn cố gắng sử dụng phương pháp
tiếp cận của bộ môn Quản trị kinh doanh thương mại đối với các nội dung liên
quan đến phát triển khách hàng tại doanh nghiệp xây dựng. Cụ thể, tại chương 1,
em đã làm rõ nội dung phát triển khách hàng, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển khách hàng, và các nhân tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp xây dựng ảnh
hưởng đến hoạt động phát triển khách hàng. Chương 2 có nội dung chính xoay quanh hai phần: thứ nhất là thực trạng phát triển khách hàng, thứ hai là các phân tích về hoạt động phát triển khách hàng, chỉ ra các kết quả, các mặt hạn chế, và nguyên nhân của các hạn chế này. Cuối cùng, trên cơ sở các phân tích về hoạt động phát triển khách hàng của CTSV, chương 3 đề xuất sáu giải pháp phát triển khách hàng đối với CTSV và năm kiến nghịđối với các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, em luôn cố gắng tham khảo các cơ sở lý luận đã được xuất bản về
phát triển khách hàng để hoàn thiện chương 1 trong đề tài của mình. Nguồn tham khảo chính yếu đầu tiên, đó là các Giáo trình của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tiếp theo là bản tóm tắt luận văn thạc sĩ tại Trường cùng chuyên đề tốt nghiệp
khóa trước. Các thông tin và tài liệu nội bộ của CTSV đóng vai trò chính yếu trong
chương 2. Các nguồn tài liệu khác được em tham khảo gồm có: báo cáo về ngành xây dựng của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (12/2019), các bài viết điện tử
có sốra vài năm gần đây, liên quan trực tiếp đến việc phát triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng.
Bên cạnh đó, chuyên đề tốt nghiệp cũng nhận được sự góp ý nhiều mặt và rất quý báu của PGS.TS Trần Văn Bão, PGS.TS Phan Tố Uyên và Th.S Nguyễn Thanh Phong. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các quý thầy cô.
Mặc dù đã qua nhiều lần chỉnh sửa, nhưng nội dung chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi các sai sót, thậm chí là sai lầm từ các nhận định chủ quan. Em rất mong nhận thêm sự góp ý từ các thầy cô và bạn hữu đểchuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện hơn. Góp phần vào sự thành công trong hoạt động phát triển khách hàng của CTSV nói riêng, và làm giàu thêm phần thực tiễn cho nội dung phát triển khách hàng nói chung.
67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Anh (2017), Nhân lực ngành xây dựng: Thiếu số lượng, yếu chất
lượng, Báo dân sinh, truy cập ngày 31 tháng 05 năm 2020, từ
[http://baodansinh.vn/thuc-trang-nhan-luc-nganh-xay-dung-63948.htm].
2. Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (2020), Tuyên ngôn giá trị,
truy cập ngày 31 tháng 05 năm 2020, từ [https://hbcg.vn/page/59-tuyen-ngon-gia- tri.html].
3. Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Sao Việt (04/2019), Hồsơ năng lực công ty Sao Việt, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Thùy (2016-2018), Các báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng cân đối tài khoản,
phòng Kế toán, Công ty Sao Việt, Hà Nội.
5. Hoàng Thị Thùy (2017-2018), Các báo cáo khấu hao tài sản, phòng Kế
toán, Công ty Sao Việt, Hà Nội.
6. Nguyễn Anh Tuấn (2008), Hoạt động phát triển khách hàng ở Công ty hệ
thống thông tin FPT (FPT - IS) - Thực trạng và giải pháp, Chuyên đề tốt nghiệp,
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự (2012), Quản trị chất lượng, NXB
Đại học Kinh Tế Quốc Dân, truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2020, từ ứng dụng NeuReader.
8. Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), Báo cáo ngành xây dựng Việt Nam, Công ty
cổ phần chứng khoán FPT, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Huyền Trang (2015), Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn ‘Quản trị phát triển khách hàng của Công ty cổ phần Chứng khoán đầu tư Việt Nam’, Luận văn thạc sĩ,Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Thừa Lộc & Trần Văn Bão (2005), Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thừa Lộc & Trần Văn Bão (2016), Quản trị doanh nghiệp thương
mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, truy cập ngày 02 tháng 03 năm 2020, từ ứng dụng NeuReader.
12. Nlp Trinh (2019), Top 12 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam, Công ty cổ
phần Toplist, truy cập ngày 31 tháng 05 năm 2020, từ [https://toplist.vn/top- list/cong-ty-xay-dung-lon-nhat-viet-nam-14488.htm].
68
13. Phan Đức Hiếu (2020), Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Kết quả
2019 và dự báo 2020, Tạp chí điện tửNhà đầu tư, truy cập ngày 29 tháng 05 năm
2020, từ [https://nhadautu.vn/cai-thien-moi-truong-dau-tu-kinh-doanh-ket-qua-2019-va- du-bao-2020-d32916.html].
14. Thu Thảo (2018), Tập đoàn Hòa Bình: Môi trường làm việc hạnh phúc,
truy cập ngày 31 tháng 05 năm 2020, từ [https://tuoitre.vn/tap-doan-hoa-binh-moi- truong-lam-viec-hanh-phuc-20180324090545882.htm].
15. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh Tế