Dựa theo phần 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển khách hàng, kết quả phát triển khách hàng của CTSV được đánh giá theo các chỉ tiêu: phát triển khách hàng; phát triển doanh thu; phát triển khách hàng theo phạm vi địa lý; phát triển sốđơn
hàng; phát triển thời gian hoạt động. Đánh giá mức độ phát triển mạnh/trung bình/chậm/không phát triển của các chỉ tiêu sẽđược căn cứ vào giá trị phát triển tuyệt đối của từng chỉ tiêu.
2.2.3.1Phát triển khách hàng
- Kết quả phát triển khách hàng của CTSV được thể hiện tại bảng 2.7. Đánh
giá: phát triển chậm.
Bảng 2.7: Phát triển khách hàng tại Công ty Sao Việt
Nguồn: công ty Sao Việt (04/2019)
Theo đó, trong hai năm 2014 và 2015, số khách hàng của công ty được giữ
nguyên (1 khách hàng), do đó giá trị phát triển khách hàng tuyệt đối và tương đối
đều chưa phát sinh (0 và 0%) – không phát triển. Sang ba năm tiếp theo, mỗi năm đều tăng thêm một khách hàng –phát triển thấp. Giá trị phát triển tương đối cũng
giảm dần từnăm 2017, xuống 50%, và vào năm 2018 con số chỉ đạt 33%.
- Kết quả phát triển khách hàng mới của CTSV được thể hiện tại bảng 2.8.
50
Bảng 2.8: Phát triển khách hàng mới tại Công ty Sao Việt
Nguồn: công ty Sao Việt (04/2019)
Theo đó, các năm 2014 – 2015 và 2016 –2017 đều duy trì lượng khách hàng mới tương ứng là 1 và 2. Do đó, giá trị phát triển khách hàng mới tuyệt đối và
tương đối (2016) tương ứng là 1 (khách hàng) và 100% – phát triển chậm. Bước
sang năm 2018, công ty ghi nhận thêm một khách hàng mới, do đó giá trị phát triển khách hàng mới tuyệt đối và tương đối lần lượt là 1 (khách hàng) và 50% – phát
triển chậm.
- Kết quả giữ chân khách hàng truyền thống của CTSV được thể hiện tại bảng 2.9. Đánh giá: phát triển chậm.
Bảng 2.9: Giữ chân khách hàng truyền thống tại công ty Sao Việt
Nguồn: công ty Sao Việt (04/2019)
Theo bảng trên, liên tiếp trong ba năm 2014, 2015 và 2016, CTSV không hề
ghi nhận khách hàng truyền thống, mà chỉ ghi nhận các khách hàng mua hàng một lần – không phát triển. Bước sang năm 2017, công ty có khách hàng truyền thống
đầu tiên – công ty Delta – phát triển chậm. Sang năm 2018, công ty chỉ có thêm một khách hàng truyền thống – công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú – phát triển
51
chậm. Giá trị phát triển tuyệt đối và tương đối được ghi nhận lần lượt là 1 và 100%. Có thể khẳng định, CTSV đang khá khó khăn trong việc giữ chân khách hàng truyền thống.
2.2.3.2Phát triển doanh thu
Giá trị phát triển doanh thu của CTSV được thể hiện qua bảng 2.10. Đánh
giá: phát triển mạnh.
Bảng 2.10: Phát triển doanh thu tại công ty Sao Việt (đơn vị: vnđ)
Nguồn: công ty Sao Việt (04/2019)
Theo bảng trên, doanh thu qua các năm của CTSV đều tăng. Cụ thể, doanh thu năm 2016 đã vượt mức 1 tỷđồng, tănghơn 900 triệu đồng so với năm 2015 -
phát triển chậm. Bước sang năm 2017, doanh thu tăng trưởng chóng mặt, gấp hơn
bảy lần so với năm 2016 (8,8 tỷ so với 1,2 tỷ đồng). Giá trị phát triển tuyệt đối
cũng đạt tới con số kỷ lục – 7,6 tỷđồng - phát triển mạnh. Giá trị này sang năm
2018 giảm từ 7,6 tỷđồng xuống chỉ còn 2,5 tỷđồng – phát triển trung bình. Giá
trị phát triển tuyệt đối cũng giảm từ ba con số xuống chỉ còn hai con số, ở mức 29%.
2.2.3.3Phát triển sốđơn hàng
Giá trị phát triển sốđơn hàng của CTSV được thể hiện qua bảng 2.11. Đánh giá: phát triển chậm.
52
Bảng 2.11: Phát triển sốđơn hàng tại công ty Sao Việt
Nguồn: công ty Sao Việt (04/2019)
Theo bảng trên, số đơn đặt hàng trong hai năm 2014 và 2015 không đổi (1)
– không phát triển. Bước sang năm 2016, công ty ghi nhận thêm 1 đơn hàng– phát
triển chậm. Sang năm 2017, tình hình tiến triển khả quan, khi công ty ghi nhận tới
6 đơn đặt hàng, tốc độ tăng tương ứng là 4 và 200% – phát triển trung bình. Tới
năm 2018, sốđơn hàng tăng nhẹthêm 1 đơn– phát triển chậm, do đó giá trị phát triển tương đối giảm mạnh từ 200% xuống chỉ còn 17%.
2.2.3.4 Thời gian hoạt động
Giá trị phát triển thời gian hoạt động của CTSV được thể hiện qua bảng 2.12.
Đánh giá: phát triển mạnh.
Bảng 2.12: Phát triển thời gian hoạt động tại công ty Sao Việt
Nguồn: công ty Sao Việt (04/2019)
Theo bảng trên, hai năm 2014 và 2015 chỉ ghi nhận một tháng hoạt động theo thời gian ký kết đơn hàng, tương ứng với một khách hàng và một đơn hàng mỗi
năm– không phát triển. Đây quả thực là con số rất báo động với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Bước sang năm 2016, tình hình kinh tế thế giới, khu vực
53
và Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực sau cuộc Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2013. Do đó số tháng hoạt động của CTSV đã tăng từ1 lên 6 tháng, tương ứng với mức tăng 5 tháng và 500% – phát triển mạnh. Sang các năm 2017 và 2018,
mức tăng số tháng hoạt động lần lượt là 4 tháng – phát triển mạnh, và 2 tháng –
phát triển chậm. Năm 2018 cũng đánh dấu việc lần đầu tiên công ty có thể sản xuất, kinh doanh trọn vẹn cảnăm.
2.2.3.5Phát triển khách hàng theo phạm vi địa lý
Chỉ tiêu cuối cùng trong việc đánh giá kết quả phát triển khách hàng là phát triển khách hàng theo phạm vi địa lý. Chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 2.13:
Bảng 2.13: Phát triển khách hàng theo phạm vi địa lý của công ty Sao Việt
54
Đánh giá: phát triển theo chiều rộng (quy mô phát triển) – trung bình; phát
triển theo chiều sâu (khoảng cách giữa dựán và xưởng chế tạo gần nhau) – chậm. Theo bảng trên, xuyên suốt từnăm 2014 –2018, địa bàn nội – ngoại thành Hà Nội
là nơi phục vụ chủ yếu của công ty. Trong đó, hầu hết các vị trí công ty phục vụ đều nằm trong khu chung cư, khu đô thị hay các quận nội thành có mật độdân cư đông đúc. Và trong số các dự án, thì chỉ có ba nơi được ghi nhận rất gần xưởng sản xuất gia công của công ty. Đó là tại xã Tân Lập (2014 và 2017), và huyện Hoài
Đức (2018).