Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh dịch vụ giao

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 60 - 64)

5. Kết cấu đề tài

4.4.3. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh dịch vụ giao

nhận vận tải

Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, phần lớn hoạt động có hiệu quả nhưng tất cả đều gặp phải khó khăn về vốn để mở rộng đầu tư phương tiện vận chuyển, mở rộng phạm vi kinh doanh, thành lập chi nhánh nước ngoài…..

49 Cổ phần hóa là một giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, bởi thị trường tài chính nước ta hiện nay có kênh huy động vốn rất hấp dẫn; đó là sự ra đời của thị trường chứng khoán. Giải pháp cổ phần hóa không những tăng thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn thu hút được một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển phạm vi kinh doanh. Tăng thêm sức mạnh cạnh tranh trước diễn biến của hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa của các hãng giao nhận nước ngoài.

Bên cạnh đó, cổ phần hóa chính là bước tiến đổi mới về tư duy kinh doanh lẫn phương thức quản lý. Nó phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì hiện đại hóa đất nước.

50

KẾT LUẬN

Trên thế giới, xu hướng lĩnh vực Logistics từ vai trò của một ngành phục vụ, trở thành sự kết nối xuyên suốt và quyết định năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế, đang đặtt ra những yêu cầu thay đổi toàn diện về phương pháp và nguồn lực để thúc đẩy sự đổi mới của lĩnh vực Logistics của mỗi quốc gia.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành Logistics toàn cầu. Lĩnh vực Logistics thế giới sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại châu Á, đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực Logistics trong tương lai. Đây là những yếu tố mà các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ Logistics cũng như doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh của Việt Nam cần phải tính đến trong kế hoạch phát triển Logistics thời gian tới.

Nắm được tình hình đó, Phong Phú Vi Na đã và đang sử dụng tối ưu nguồn lực, vật lực để vươn lên vị thế dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.

Luận văn này đã thực hiện phân tích một số nội dung về thực trạng và những giải pháp để phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty TNHH Phong Phú Vi Na.

Đây là một đề tài khó, vì vậy trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Tiến sĩ Vòng Thình Nam; một lần nữa em xin cám ơn sự chỉ dạy quan tâm tích cực của Thầy trong quá trình em thực hiện luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và khả năng bản thân nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Bản thân là người nghiên cứu đề tài, thật sự mong muốn được những góp ý, hướng dẫn từ Quý Thầy, Cô để cải thiện kiến thức chuyên môn trong tương lai.

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Luật Hàng Hải Việt Nam, 2005 [2].Luật Thương Mại, 2005.

[3].PGS.TS. Đinh Ngọc Viện (chủ biên), “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế’’, NXB Giao Thông Vận Tải, 2002.

[4]. PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên) & GS.TS. Hoàng Văn Châu & PGS.TS. Nguyễn Như Tiến & TS. Vũ Sỹ Tuấn, “Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương”, Đại học Ngoại thương, NXB Lý luận chính trị, 2005

[5]. “Incoterms 2010 và hướng dẫn sử dụng Incoterms 2010”, Đại học Ngoại Thương, 2006

[6]. “Quy trình giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển”, Công ty TNHH Logistics

Phong Phú Vina

[7].“Sơ đồ tổ chức hành chính”, Công ty TNHH Logistics Phong Phú Vina

[8]. “Bản tổng kết kinh doanh giai đoạn 2014-2016”, Công ty TNHH Logistics Phong

Phú Vina

[9].“Báo cáo Logistics Việt Nam 2017” – Bộ Công thương.

[10]. Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn (2012),“Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong

tiến trình hội nhập quốc tế”, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

[11]. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và

Phạm Thị Minh Thảo (2011), “Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt

Nam” (sách chuyên khảo), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

[12]. Đinh Lê Hải Hà (2009),“Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ Logistics Việt Nam – Tiếp cận từ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

[13]. Đinh Lê Hải Hà (2010), “Thực trạng và các giải pháp phát triển các dịch vụ

logistics chủ yếu ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Chuyên đề số 15, thuộc Đề

tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Mã số ĐTĐL 2010T/33, Viện Nghiên cứu Kinh tế

và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

[14]. Trần Sĩ Lâm và nhóm nghiên cứu (2011), “Kinh nghiệm phát triển trung tâm

logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Bộ,

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)