5. Kết cấu đề tài
4.4.2. Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cở sở hạ tầng phục vụ cho
công tác giao nhận
Thứ nhất: cần phải đẩy mạnh đầu tư, xây dựng và nâng cấp các cảng tại Việt Nam. Nhà
nước cần phải xây dựng nhiều cảng biển có quy mô trọng điểm chính ở các tỉnh có lượng hàng hóa lưu chuyển nhiều hơn. Nhằm tránh tình trạng mất cân bằng: cảng hàng nhiều và cảng hàng ít dẫn đến quá tải và xuống cấp như cảng ở TPHCM. Nhìn vào thực tiễn cho thấy thì nước ta hiện có 39 cảng biển được chia thành 6 nhóm. Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa container vận chuyển bằng đường biển đang tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao, trên 25%/năm từ 2011-2016, nhưng phân bố lượng hàng qua các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các cảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới công suất do thiếu nguồn hàng hóa bốc xếp. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng đối với các cảng biển.
Thứ hai: đầu tư, ứng dụng, nâng cấp và phát triển các phương tiện vận tải trong ngành
giao nhận tại các cảng.
Ứng dụng công nghệ thông tin và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): việc ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là trong quản lý và khai thác cảng biển được xem là yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Các hệ thống này chính là “phần mềm” của cảng biển. Ưu điểm của các hệ thống này là hạn chế tối đa những sai sót của con người, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, nâng cao năng suất xếp dỡ của cảng biển và công suất của kho, bãi. Hơn thế nữa IT và EDI còn là những yếu tố cơ bản đặt nền móng cho các cảng biển tiến tới việc ứng dụng thương mại điện tử.