Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa đường

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1. Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa đường

2.2.1.1. Người giao nhận

Người giao nhận là người lo toan hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hộp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa.... Theo điều 164 Luật thương mại Việt Nam: người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Người giao nhận có thể là:

• Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.

• Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện nhiệm vụ giao nhận.

• Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay hay kho hàng, người giao nhận chuyên hay bất kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Vậy có thể hiểu người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng được khách hàng ủy thác, bảo vệ lợi ích chủ hàng. Người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải, người giao nhận chỉ thực hiện những hoạt động trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.

Người giao nhận có những tên gọi khác nhau như: Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent….

2.2.1.2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa

Để chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác, người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch Logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều phương thức lại với nhau – gọi là vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)