5. Kết cấu đề tài
4.2. Căn cứ xây dựng giải pháp
Xu hướng thế giới:
Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ…Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics – Logistics toàn cầu (Global Logistics). Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics sẽ phát triển theo một số xu hướng chính sau:
• Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như: hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến, ..vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.
• Phát triển sự liên kết, hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụ Logistics toàn cầu. Ngày nay xu hướng liên kết để phối hợp các hoạt động Logistics trên toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hợp tác này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu chia sẻ các nguồn lực Logistics chung ở các địa điểm khác nhau như các dịch vụ kho hàng, dịch vụ vận tải, v.v… Sự liên kết này tạo ra những chuỗi cung ứng hoàn hảo đồng thời mang đến lợi ích cho các bên về mặt thời gian và tiết giảm chi phí.
42
Xu hướng tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam hiện đã có khoảng từ 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp Logistics. Có một hiện tượng đang nổi lên là “nhà nhà làm Logistics và người người làm Logistics”, cách làm đại trà như vậy là đúng nhưng thực chất các đơn vị này chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics thứ hai, nghĩa là chỉ làm thuê cho các DN nước ngoài và cung cấp các dịch vụ Logistics cơ bản như khai quan, vận tải,…
Một số ít doanh nghiệp lớn cũng mới chỉ đạt đến mức độ đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics thứ 3, tức cung cấp dịch vụ làm cầu nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Nói cách khác, chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói “Door to Door” cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Nguồn lợi lớn từ dịch vụ Logistic hiện không nằm trong tay các doanh nghiệp Việt Nam mà đang chảy về túi các công ty dịch vụ Logistics nước ngoài. Một nguồn lợi lớn trên sân nhà chưa được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng mà họ đang là những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ Logistics. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong Logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được trên 23% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển.
Tại công ty Phong Phú Vi Na:
Phong Phú Vi Na cũng không ngoại lệ, dù rất cố gắng phát triển để có thể đứng vững trên nền kinh tế thị trường. Để có bước đầu phát triển thì Phong Phú Vi Na cần phải khắc phục những tồn tại sau:
Tồn tại thứ 1: hiện tại Phong Phú Vi Na chưa có chi nhánh tại nước ngoài, hoạt động
giao nhận trên phạm vi quốc tế, nhất là nghiệp vụ giao nhận Door to Door phải thông qua đại lý ở nước ngoài. Cho nên Phong Phú Vi Na phải mất thêm một khoản thu ngoại tệ đáng kể, đồng thời không kiểm soát được quá trình vận chuyển hàng từ cảng đến kho riêng của người nhận hàng ở nước nhập, cũng như diễn biến về chi phí trong tình hình cạnh tranh mà Phong Phú Vi Na không biết được.
Đa phần hoạt động giao nhận Door to Door là nhân danh hãng giao nhận nước ngoài, cho nên hạn chế tính chủ động trong việc khai thác thị trường hàng nước ngoài khi hàng hóa nhập về Việt Nam. Vì thế không thể đảm nhận sự ủy thác hay giành quyền chuyên chở từ kho đến kho đối với hàng nhập, và thường thì từ Port đến Door.
Tồn tại thứ 2: chất lượng trong “sợi mắt xích” giao nhận vẫn chưa toàn diện.
• Cơ sở hạ tầng về vận tải, kho bãi còn yếu kém, vẫn còn phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài, không chủ động hay kiểm soát được hết việc chuyên chở; hạn chế trong quy trình giao nhận dẫn đến giao nhận hàng không đúng tiến độ, thời gian, địa điểm, rủi ro với chi phí cao.
43 • Hơn nữa Phong Phú Vi Na còn sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện
thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ mà chưa có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình.
• Nguồn nhân lực còn hạn chế, nhất là đối với phòng kinh doanh.
Tồn tại thứ 3: Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
• Công nghệ thông tin vẫn chưa bắt kịp với các công ty nước ngoài, nhất là trong khâu quản lý (kho, đội xe, hàng hóa….) Vẫn còn thiếu phòng tiếp khách hàng. • Vẫn còn một số máy móc, thiêt bị đã lạc hậu cần phải nâng cấp hoặc thay thế.
Tồn tại thứ 4: Hiện tại Phong Phú Vi Na chưa có phòng Marketing
Đang thiếu hẳn một chiến lược Marketing toàn diện; hoạt động tiếp thị giao nhận còn mang tính thụ động là chỉ dựa vào đại lý là chính, chưa chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường.