Thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu đề tài

2.4.1. Thị trường Việt Nam

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 – 16%, có quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm.

Theo báo cáo “Kết nối để cạnh tranh 2016: Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới, sau những lần tăng điểm trong 4 báo cáo trước đây, báo cáo năm 2016 lần đầu tiên ghi nhận Chỉ số hoạt động Logistics (LPI) của Việt Nam bị giảm điểm đáng kể từ khi Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo này năm 2007.

Theo báo cáo trên, Việt Nam đang đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng đến nay năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng cả phần cứng và phần mềm cũng như công nghệ quản lý và một trường chính sách, mặc dù đã được cải thiện trong những năm qua, nhưng vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa để bắt kịp trình độ phát triển của các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, chỉ đáp ứng được các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ, chưa tham gia điều hành cả chuỗi Logistics như các doanh nghiệp FDI.

28 Hình 2. 1: Chuỗi Logistics hàng xuất khẩu Việt Nam

Năm Điểm số Xếp hạng 2007 2.89 53 2010 2.96 53 2012 3.00 53 2014 3.15 48 2016 2.98 64

Bảng 2. 1: Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)