Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận bằng đường biển của công

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận bằng đường biển của công

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài

Ngày nay, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại, phát triển một cách độc lập mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài. Môi trường là nơi doanh nghiệp hoạt động và chịu sự chi phối bởi các quan hệ, nguồn luật hiệu chỉnh. Các nhân tố môi trường bên ngoài có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của công ty. Nhân tố môi trường bên ngoài tác động đối với các công ty trong cùng một lĩnh vực là như nhau nhưng yếu tố quan trọng là doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội đó như thế nào, nắm bắt được ở mức độ nào để biến những khó khăn thành thuận lợi cho mình. Trình độ thích ứng với các nhân tố môi trường của mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Việc phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể hơn, thấy được những thách thức, cơ hội cho mình từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

a. Tác động của toàn cầu hóa

Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua mạng lưới công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa cũng đòi hỏi các quyết định kinh tế dù được đưa ra ở các nước đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn giữa các nước ngày càng gia tăng, tạo ra sự biến đổi về chất so với trước đây.

Việt Nam (VN) cũng ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với biểu hiện đầu tiên là tham gia vào nhóm các nước tiểu vùng sông Mê Kong gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc nhằm mục tiêu phát triển kinh tế các nước khu vực sông Mê Kong và đảm bảo hệ sinh thái cân bằng. Tiếp đó là sự tham gia vào hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN ngày 28/7/1995, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Asean. Với cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực, Asean trở thành thị trường rộng lớn với nhiều tiềm năng. Sau khi gia nhập Asean quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước trong khu vực tăng lên đáng kể. Ngày 11/1/2007 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới

36 WTO. Việc được kết nạp là thành viên của WTO không những mang lại những thuận lợi cho VN về mặt kinh tế mà còn nâng cao vị thế, tiếng nói VN trên trường quốc tế .Ngoài ra VN còn tham gia vào các tổ chức khác APEC, ASEAM,…tham gia ký kết các Hiệp định song phương, đa phương với các nước.

Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt hơn. Cạnh tranh có thể làm cho các doanh nghiệp đi lên những nó cũng đào thải khỏi thị trường những doanh nghiệp không đủ bản lĩnh , trình độ. Nhất là đối với các doanh nghiệp VN, năng lực cạnh tranh vẫn bị đành giá là thấp. Vì vậy, muốn tránh được thua thiệt và hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội nhập, phải coi cạnh tranh là môi trường tốt để rèn luyện kỹ năng cho mình.

b. Các yếu tố địa lý, chính trị, pháp luật của VN  Yếu tố địa lý

Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông và Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.Biển Đông đóng vai trò là chiếc cầu nối rất quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước thuôc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế của thế giới (Mỹ, Nhật,Trung Quốc). Sự ra đời của một loạt các nước công nghiệp mới, có nển kinh tế phát triển năng động nhất khu vực trong những năm gần đây đã , đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế VN thông qua vùng biển và ven biển. Theo thống kê hơn 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. Hiện nay, hệ thống cảng biển của VN hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn 300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36 km. Các cảng biển đã bước đầu hiện đại hóa phương tiện xếp dỡ, qui hoạch sắp xếp lại kho bãi, xây dựng và nâng cấp thêm các cầu cảng nên năng lực xếp dỡ được nâng cao, giải phóng tàu nhanh.

37

Yếu tố chính trị , pháp luật

Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa chịu ảnh hưởng chủ yếu từ sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Mà thương mại quốc tế lại phụ thuộc rất nhiểu vào yếu tố chính trị, pháp luật của mỗi quốc gia. Các yếu tố này có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể gây khó khăn cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK. Khi mà một quốc gia có chính trị ổn định sẽ tạo niềm tin cho nhà ngoại thương, đầu tư trong và ngoài nước, có hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng phù hợp với luật pháp quốc tế sẽ làm tăng mức giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia, từ đó làm tăng khối lượng hàng hóa được giao nhận, và ngược lại.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định, có môi trường đầu tư hấp

dẫn. Năm 2018, trong năm 2018, Việt Nam đã nhận được 17 tỷ USD cam kết đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI). Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhằm phù hợp các cam kết khi gia nhập WTO trong đó có cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ VN cho các nhà đầu tư nước ngoài vào VN. Đây là một trong những nhân tố tác động đến cạnh tranh của các công ty giao nhận và các công ty trong nước nói chung.

c. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Hoạt động giao nhận ngày càng được mở rộng, số lượng các công ty giao nhận tăng và trình độ nghề nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng.

So với các nước trên thế giới, ngành giao nhận của Việt Nam là một ngành còn khá non trẻ khoảng 10 năm tuổi. Bên cạnh các hoạt động của các công ty giao nhận trong nước còn có hoạt động của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại VN cũng tăng nhanh chóng. Sự có mặt của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận tại VN nhằm mục đích hỗ trợ các đại lý của họ tại VN cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chuẩn mực quốc tế. Đây là điểm thuận lợi cho các công ty giao nhận VN học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó cũng là sự bất lợi đối với các doanh nghiệp VN do các hang giao nhận nước ngoài có cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển bốc xếp hiện đại, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp giao nhận trong nước mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.

38

3.3.2. Các nhân tố bên trong

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực mỗi doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm mỗi doanh nghiệp được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…

a. Nguồn vốn của công ty

Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ. Có vốn thì chúng ta mới đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị, có các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Mặt khác một công ty có năng lực tài chính tốt cũng tạo thêm niềm tin cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi làm ăn, giao dịch với công ty. Uy tín tăng, lượng khách hàng tìm đến với công ty cũng nhiều hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận.

b.Chiến lược kinh doanh của công ty

Chiến lược kinh doanh là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn. Chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn. Chiến lược kinh doanh liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới. Vì vậy tùy thuộc vào nhu cầu thị trường mà công ty sẽ tập trung, ưu tiên phát triển vào lĩnh vực nào.Lĩnh vực giao nhận hàng hóa cũng vậy. Khi nhu cầu thị trường cao, hoạt động XNK phát triển thì công ty sẽ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có các chính sách thu hút khách hàng mới làm tăng năng lực cạnh tranh của giao nhận hàng hóa và ngược lại.

c. Nguồn nhân lực

Ngày nay bên cạnh nguồn vốn thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố được các công ty chú trọng đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực là chiến lược mang tính chất dài hạn, có hiệu quả lâu dài. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, kết quả của công ty. Cán bộ tổ chức, quản lý biết cách điều hành, phối hợp giữa các phòng ban, nhân viên nắm bắt được tính chất của công việc, tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện, mọi hoạt động gắn kết, lưu thông với nhau làm tăng năng suất lao động. Đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, trình độ của nhân viên, tác phong, tinh thần làm việc, kinh nghiệm ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng dịch vụ: sự chậm trễ, chi phí dịch vụ…Vì vậy trong công việc tuyển dụng, công ty luôn chú trọng tuyển dụng những ứng viên có bằng cấp trình độ, kinh nghiệm, năng động, nhanh nhẹn, có tinh thần làm việc.

39 d. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị của công ty

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị là một trong những nhân tố làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty như là: hệ thống kho bãi, số lượng xe vận chuyển, phương tiện thông tin liên lạc…Nó hỗ trợ cho quá trình thực hiện giao nhận hàng hóa, giúp người giao nhận có thể chủ động trong suôt quá trình giao nhận. Mặt khác hệ thống kho bãi, xe vận chuyển hiện đại sẽ giúp bảo quản, giữ gìn hàng hóa được tốt hơn, giảm thiểu hư hỏng, rách nát bao bì trong quá trình bốc, xếp hàng hóa đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Điều này sẽ giúp nâng cao được uy tín thương hiệu của doanh nghiệp về chất lượng và giá cả vận chuyển.

Hệ thống cơ sở, trang thiết bị hiện đại sẽ nâng cao chất lượng phục vụ và sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu, thương hiệu của doanh nghiệp.

3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của công

ty Phong Phú Vi Na 3.4.1. Ưu điểm

Quan tâm chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dich vụ làm chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Công ty luôn chú trọng thực hiện công việc đúng tiến độ với thời gian ngắn nhất, giao hàng đúng và đủ với số lượng đóng gói theo các chứng từ thương mại để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng, hạn chế xảy ra chậm trễ dẫn đến khách hàng thiếu hàng bán hay nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh, hay là đảm bảo thời gian giao hàng theo quy định hợp đồng cho khách hàng. Có hệ thống kho bãi và đoàn xe vận tải, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, kho ngoại quan tại các cảng, cửa khẩu. Đây là một trong những thuận lợi của công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, thu hút khách hàng mới.

Đội ngũ công nhân viên có năng lực trình độ, năng động,nhanh nhẹn, nhiệt tình, có khả năng làm việc độc lập, có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa. Nhân viên trong công ty luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, giữ quan hệ thường xuyên với khách hàng và tìm ra các biện pháp nhằm giảm chi phí tác nghiệp giúp tiết kiệm chi phí cho công ty và cũng nhằm giảm giá thành dịch vụ để nâng cao cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ có thể tư vấn giúp đỡ khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp (mất mát hàng hóa…). Đây là một trong những yếu tố giúp cho khách hàng lựa chọn, tin tưởng Phong Phú Vi Na.

3.4.2. Hạn chế

Thị trường giao nhận hàng hóa còn thu hẹp, chủ yếu là khu vực phía Đông Nam Bộ, công ty hầu như không có đại lý ở miền Trung hay miền Bắc. Trong khi đó đây cũng được coi là nơi có hoạt động lưu chuyển hàng hóa diễn ra sôi động. Điều này gây ra sự hạn chế của công ty khi thực hiện giao nhận hàng hóa chuyển tải hay có cảng xếp. Điều này cho thấy mức độ phủ sóng tên tuổi của công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa chưa rộng, công ty chưa chú trọng việc mở rộng thị trường giao nhận.

40 Chậm thu phí. Công ty chủ yếu áp dụng phương thức thanh toán hợp đồng là chuyển tiền nên có sự chậm trễ trong việc thu phí dịch vụ, gây khó khăn trong việc thu phí và luân chuyển đồng tiền.

Mặc dù đã có hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng nhất định, tuy nhiên trang thiết bị của công ty vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ trong việc giao nhận, vận chuyển với số lượng lớn, công ty vẫn còn phải thuê nhiều từ bên ngoài.

Mức độ nhận biết thương hiệu của công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa chưa cao. So với một số công ty khác trong lĩnh vực giao nhận: Vietrans, Vosco thì Phong Phú Vi Na vẫn còn là công ty còn non trẻ.

Quảng bá công ty thông qua mạng vẫn chưa được chú trọng. Hệ thống trang Web của công ty còn khá sơ sài, thiếu thông tin, sự cách tân đổi mới, những bài viết về lĩnh vực liên quan, chưa gây được thiện cảm với người đọc, khách hàng cần tìm hiểu thông tin về công ty thông qua mạng. Trong khi đó xu hướng tìm đối tác, khách hàng qua mạng đang ngày càng phổ biến, được nhiều công ty áp dụng.

41

CHƯƠNG 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY PHONG PHÚ VI NA

4.1. Mục đích của giải pháp

• Đưa Phong Phú Vi Na đi đúng theo định hướng ban đầu là trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần – tiếp vận (Logistics) chuyên nghiệp và đúng nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế.

• Hoàn thiện và cải tiến quy trình vận chuyển hàng nhập bằng đường biển, khắc phục điểm yếu do thiếu chi nhánh ở nước ngoài, không chủ động trong phương

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH logistics phong phú vina (Trang 47)