Nhận dạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 56 - 58)

5. Kết cấu khóa luậ n:

2.3.2.2.Nhận dạng rủi ro tín dụng

CBTD là nhân tốrất quan trọng trong việc thực hiện công tác quản trị RRTD bởi vì họchính là những người trực tiếp quản lý các khoản vay từlúc thẩm định đến khi thu hồi nợ. Vì thế, mỗi CBTD tại DongA Bank–Chi nhánh TP Huếluôn ý thức được việc nhân dạng rủi ro đối với các khoản vay mà mình quản lý là rất cần thiết.

Hiện nay, DongA Bank – Chi nhánh TP Huế thực hiện nhận diện các rủi ro có thểgặp phải trong cho vay KHCNthông qua các công tác như sau:

• Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính

Vì cho vay khách hàng cá nhân cóđặc điểm khác biệt so với cho vay khách hàng doanh nghiệp là không có các thông tin, số liệu được chứng thực vềtình hình

tài chính kinh doanh như báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế... nên Chi nhánh chủ yếu là phân tích theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm, chỉ sử dụng được các thông tin tài chính như: thu nhập, tra cứu thông tin CIC... Tuy phương pháp này phần lớn là dựa vào thông tin phi tài chính nhưng cũng giúp cán bộtín dụng có thểnhận diện được rủi ro lựa chọn, rủi ro chủquan nếu như cán bộtín dụng phân tích thật chi tiết, kĩ càng.

• Phân tích hồ sơ đềnghị vay vốn

Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBTD tiến hành kiểm tra, đánh giá nhu cầu vay vốn, tìm hiểu các nguồn thu trả nợ gốc và lãi, các nội dung liên quanđến tình hình tài chính của khách hàng, đến phương án vay vốn và trảnợ, đến TSĐB của khách hàng.

• Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn, CBTD sẽ tìm hiểu những thông tin liên quan đến khách hàng như tư cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trảnợ và nguồn thu nhập để trả nợ... từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay một cách tốt nhất.

Theo quy định của DongA Bank, CBTD tiến hành tiếp xúc với khách hàng tối thiểu 01 lần hàng tháng, việc giao tiếp nàyđược ghi nhận bằng biên bản làm việc giữa hai bên. Thông qua giao tiếp với khách hàng, tiếp xúc với nhiều người có liên quan đến khách hàng như hàng xóm, bạn bè,… hoặc thông qua giao tiếp bằng điện thoại và thư điện tử để trao đổi, nắm bắt thông tin nhằm sớm phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng tiềmẩn.

• Giao tiếp trong nội bộngân hàng

Ban lãnhđạo chi nhánh và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ thường xuyên tiến hành trao đổi thông tin với nhau, giữa các phòng ban chức năng phối hợp chặt chẽ trong công việc hàng ngày, CBTD thường xuyên báo cáo lãnh đạo phòng về tình trạng của dự án và khách hàng. Điều này nhằm giúp cho Chi nhánh kịp thời phát hiện những nguyên nhân có thể dẫn đến RRTD. Tuy nhiên, giao tiếp trong nội bộ ngân hàng đểnhận diện rủi ro là chưanhiều và chỉmang tính hình thức là chủyếu.

Thực tế, tại DongA Bank –Chi nhánh TP Huếchủ yếu là nhận diện các rủi ro khi có những dấu hiệu, nghĩalà rủi ro đã xảy ro hoặc đã nhìn thấy được nguy cơ. Còn việc nhận diện rủi ro trong tương lai hay dự đoánrủi ro chỉ là các phân tích sơ bộ và đưa ra các dựbáo chung chung.

Qua nghiên cứu thống kê, các rủi ro trong quá khứ mà chi nhánh thường gặp phải là:

+ Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh: Do khách hàng vay vốn của chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực nông,lâm, ngư nghiệp chiếm tỷtrọng lớn mà đối tượng này lại chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên nhiên nên rủi ro loại này luôn là rủi ro có xác suất xảy ra rất cao. Hậu quả do rủi ro này gây ra rất lớn nhưng thực tế khách hàng vẫn chưa chủ động trong việc phòng tránh mà trông chờ rất nhiều vào sựhỗtrợcủa Nhà nước. Vì vậy, Chi nhánh luôn phải ý thức trong việc nhận dạng rủi ro này đểphòng tránh khả năng mất vốn.

+ Rủi ro do hệ thống thông tin: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN chỉ mới cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng của khách hàng, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin. Bên cạnh đó, đối với KHCN thì việc tra cứu thông tin trên CIC chưa được tiến hành thường xuyên. Do đó, dễ dẫn đến việc cho vay đối với các đối tượng co nợ xấuởcác NHTM khác.

+ Rủi ro từ phía ngân hàng: Đây là rủi ro chủ quan từ phía ngân hàng, và ngân hàng có thểphòng ngùa bằng nhiều biện pháp, có thểhạn chế rủi ro này nếu biết chú trọng và cẩn thận trong các hoạt động của ngân hàng. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân: do quy trình cho vay còn nhiều điểm chưa chặt chẽ; do cán bộ thiếu am hiểu thị trường, còn lỏng lẻo trong công tác kiểm tra giám sát trước và sau khi cho vay, …. Đạo đức của CBTD cũng là nhân tốdẫn đến rủi ro này. Một cán bộ kém vầ năng lực thì có thể bồi dưỡng thêm nhung một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi vềnghiệp vụthì vô cùng nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 56 - 58)