Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối vớ

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 79 - 83)

5. Kết cấu khóa luậ n:

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối vớ

Thành phốHuế.

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

+Chú trọng công tác thẩm định tín dụng: Thẩm định là khâu tương đối quan trọng trong quy trình cấp tín dụng. Ngân hàng nên chú trọng vào công tác thẩm định bằng cách hoàn thiện quy chếvà cách thức tổchức thẩmđịnh, nâng cao trìnhđộ của CBTD, đồng thời phải thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế, giá cả thị trường,… đểcông tác thẩm định có hiệu quả hơn.

+ Nâng cao hệthống chấm điểm tín dụng đểgiúp cán bộtín dụng có cơ sởra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn về mặt lựa chọn khách hàng, sốvốn giải ngân cũng như đánh giá được khả năng tài chính, khả năng trảnợ của khách hàng.

+ Kiểm tra và giám sát khách hàng chặt chẽ hơn: Để tránh tình trạng phát sinh những RRTD không đáng có, CBTD và CBHTTD cầnthường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay của KHCN để đảm bảo vốn vayđược sử dụng có hiệu quả. Đồng thời, CBTD và CBHTTD cần lưu ý khách hàng biết kì trảnợvà liên lạc, đôn đốc đểtrảnợ ngân hàng đúng kì tránh tình trạng xảy ra nợqua hạn.

+ Xây dựng chiến lược về con người phù hợp với yêu cầu quản trị RRTD trong điều kiện mới:Thường xuyên đưa các cán bộquản trị rủi ro đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụchuyên sâu vềquản trị RRTD đểhọhọc hỏi tiếp xúc, có thêm nhiều kinh nghiệm về quản trị RRTD. Bên cạnh đó,cần thực hiện chế độ lương thưởng hợp lý và giảm áp lực cho cán bộngân hàng để họ chuyên tâm hơn trong công việc và làm việc hết mình cho ngân hàng. Cần thường xuyên kiểm tra và giám sát, sa thải các cán bộ yếu kém vềnghiệp vụ, suy thoái về đạo đức. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng phải được thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.

+ Các CBTD cần lập bảng chi tiết vềcác rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và xác suất xảy ra của các rủi ro tín dụng đó. Khi tiến hành thẩm định cho khách hàng thì CBTD nên dựa vào bảng đó đểxem xét, chú trọng đến những dấu hiệu có khả năng xảy ra các rủi ro đó. Bên cạnh đó hàng tháng CBTD nên tiến hành kiểm tra, đánh giá lại bảng đó và nếu thấy cần thiết thì nên thống kê lại để lập ra một bảng mới.

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chếthiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới nợquá hạn:Các ngân hàng đều mong muốn khách hàng của mình trảnợ đầy đủ hơn là hoàn trả bằngcách thanh lý TSĐB. Vì vậy, Ngân hàng cần phải theo dõi chặt chẽviệc sửdụng tiền vay của khách hàng. Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường sau đây thì ngân hàng phải tìm biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời:

- Chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủcác khoản nợ gốc và lãi.

- Khi khách hàng tìm cách trì hoãn, né tránh, gây khó khăn, không hợp tác trong các buổi tiếp xúc, làm việc, kiểm tra mục đích sửdụng vốn vay , tình hình tài chính của bản thân.

+ Chi nhánhtăng cường trích lập, sửdụng DPRR để xửlý nợxấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấy đểthu hồi.

+Tăng cường thu hồi nợxấu qua khởi kiện: Có nghĩa là thông qua hoạt động tố tụng, góp phần răn đe những khách hàng dây dưa, chây ỳ không chịu trả nợ, có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụtrảnợ theo đúng hợp đồng tín dụng.

+ Đa dạng hóa các biện pháp tài trợ rủi ro như: bán các khoản nợ... Có nghĩa là khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng tiến hành bán các khoản nợphải thu cho các công ty mua bán nợ. Việc bán nợ sẽ chuyển nhượng quyền chủ nợ từ ngân hàng sang công ty mua bán nợ để cơ cấu lại nợ. Như vậy, cảngân hàng và công ty mua bán nợ đều có lợi và mục tiêu kinh tếvẫn được duy trì.

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗtrợ

+ Tăng cường hoạt động huy động vốn: Huy động vốn cũng là một hoạt động rất quan trọng của ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy động, Chi nhánh cần:

- Đa dạng hóa các hình thức huy động đểthu hút vốn từcác khách hàng. - Nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, giao tiếp tốt, nắm vững nghiệp vụ đểgiữchân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

+ Phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin: Điều này sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh và hiệu quảhoạt động.

PHẦN III–KẾT LUẬN 1. Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NHTM không thể tránh khỏi rủi ro. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, đã đến lúc các NHTM Việt Nam nói chung cũng như DongA bank nói riêng cần có cái nhìnđúng đắn hơn về quản trị rủi ro. Quản trị RRTD là hoạt động vô cùng cần thiết để hạn chế RRTD, đảm bảo hiệu quảhoạt động của Chi nhánh.Hơn nữa, các loại rủi ro trong ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường rủi ro lãi suất...đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, quản trị tốt rủi ro tín dụng cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro còn lại. Như vậy, có thể nói quản trị rủi ro tín dụng tốt là một lợi thế cạnh tranh và là một công cụhữu ích tạo ra giá trịcủa ngân hàng.

Trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, khóa luận đã hệ thống lại một cách tổng quan các vấn đềvềtín dụng, RRTD và quản trị RRTD. Quađó phân tích, áp dụng vào Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh TP Huế để thấy được thực trạng RRTD tại đây và nêu lên những mặt hạn chế, khó khăn trong công tác tín dụng và quản trịRRTD. Đồng thời, đưa ra những giải pháp để tăng cường công tác quản trị RRTD được đề xuất có tính khảthi và phù hợp với điều kiện cũng như khả năng của Chi nhánh.

Hy vọng qua nghiên cứu này, khóa luận sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng TMCP Đông Á Việt Nam nói riêng và hệthống các NHTM nói chung quản trị RRTD chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợxấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro đểtừ đó có biện pháp xửlý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam.

2. Hạn chếcủa khóa luận

Trong bài khóa luận chắn chắn vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót nhất định. Nguyên nhân của sựthiếu sót này là:

+ Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực hoạt động tín dụng nói riêng. Giữa thực tế và lý thuyết luôn tồn tại một khoảng cách không nhỏvà chỉ qua thời gian thực tập khá ngắn, đềtài có thể có một sốthiếu sót và cần hoàn thiện hơn trong tương lai.

+ Quản trị RRTD là một lĩnh vực phức tạp. Các khía cạnh của đề tài này thậm chí còn thường xuyên làm “đau đầu” và xuất hiện nhiều tranh cãi ngay cả những nhà kinh tếhọc và chuyên gia đầu ngành.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 79 - 83)