5. Kết cấu khóa luậ n:
1.3.4.1. Nhân tố chủ quan
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng: CBTD có ảnh hưởng đến tất cảcác khâu quan trọng từnhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng. Do đó, CBTD cần có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD, cần có những đánh giá khách quan, chính xác về khách hàng, khả năng trả nợ của họ cũng như đối tác tham gia bảo lãnh cho khách hàng, cần dự báo được nhũng vấn đề có thểsẽphát sinh từphía khách hàng gây bất lợi cho ngân hàng. Đồng thời, cần phải chú ý đến hai nhân tố đó là năng lực trìnhđộ và vấn đề đạo đức của cán bộnhân viên.
+Năng lực điều hành của Ban lãnhđạo: Ban lãnhđạo có trách nhiệm đảm bảo công tác quản trịRRTD hoạt động một cách đúng đắn và có khả năng ứng phó với những thay đổi của môi trường đểcó những biện pháp xửlý thích hợp.
+ Công tác quản trị, tổchức và kiểm soát nội bộ: Khi công tác quản trịvà tổ chức được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ; các phòng ban, bộphận có mối quan hệhỗ trợbổsung lẫn nhau trong mọi hoạt động thì nó sẽcó tác dụng thúc đẩy ,hỗtrợ và làm tăng khả năng chủ động ngừa và xử lý RRTD. Đồng thời, công tác kiểm soát nội bộtốt sẽgiúp cho các cán bộngân hàng thực hiện công việc theo đúng quy định,đúng pháp luật, tránh tình trạng làm bừa, làmẩu và nó giúp cho ngân hàng kịp thời phát hiện và có các biện pháp khắc phục những khoản nợcó vấn đề.
+Cơ sở vật chất của ngân hàng: Nếu cơ sở vật chất của ngân hàng tốt, được trang bị đầy đủ đặc biệt là khi ngân hàng sởhữu các phần mềmứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thì không những tăng năng suất công việc mà còn có thể khiến cho quá trìnhđánh giá rủi ro hiệu quả hơn từ đó công táckiểm soát RRTD tốt hơn.
+ Mức độ phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng và cực kỳ phức tạp. Các hoạt động đem lại lợi nhuận càng lớn thì mức độrủi ro của hoạt động đó càng cao.