Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 25)

5. Kết cấu khóa luậ n:

1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng

hàng thương mại

1.3.3.1. Mô hình quản trịrủi ro tín dụng

Mô hình này có sựtách biệt giữa ba chức năng:quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹnăng chuyênmôn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

b. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này không có sự tách biệt giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Bảng 1.1.: Ưu điểm và hạn chếcủa mô hình quản trịRRTD tập trung và phân tán

Mô hình quản trị RRTD tập trung Mô hình quản trịRRTD phân tán

Ưu điểm

+ Quản lý rủi ro 1 cách hệthống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

+ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệthống. Thích hợp với ngân hàng có quy mô lớn.

+ Gọn nhẹ, cơ cấu tổchức đơn giản, thích hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Nhược điểm

+ Đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và thời gian.

+ Đội ngũ cán bộphải am hiểu và biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

+ Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sựchuyên sâu.

+ Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từxa dựa trên sốliệu chi nhánh báo cáo cáo lên hoặc quản lý giao tiếp thông qua chính sách tín dụng.

1.3.3.2. Quy trình quản trịrủi ro tín dụng

Sơ đồ1.3: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

a. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng

Chiến lược quản lí rủi ro tín dụng thường dựa vào các chính sách vềtín dụng mà ngân hàng đãđề ra và các kinh nghiệm từquản lí mà ngân hàng có được. Đây là bước nền tảng cho việc thực hiện các bước sau.

Thường thì các ngân hàng dựa vào báo cáo của các bộphận lên hội sở chính đểlập ra một chiến lược phù hợp. Với mục tiêu đãđặt ra, các chi nhánh sẽ có hướng tìm kiếm các khách hàng và có những hiểu biết sơ bộvềcác loại rủi ro mà nhóm khách hàng có thểgặp phải, đồng thời cũng nhận biết được nhóm khách hàng ít chứa rủi ro, hoặc có đường lối tìm kiếm các khách hàng mới.

Vì là bước đầu tiên và là bước có vai trò quan trọng nên bắt buộc các ngân hàng phải có một chiến lược phù hợp với từng thời kì phát triển của nền kinh tế, cũng như trong dài hạn.

b. Nhận biết rủi ro tín dụng

Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nhận biết RRTD là quá trình xácđịnh liên tục và có hệthống. Bất kỳkhoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đềvà có những biện pháp theo dõi

Nhận biết RRTD Đo lường RRTD Kiểm soát RRTD Tài trợ RRTD Xây dựng chiến lược

nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thểgiảm đến mức thấp nhất. Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độtừphía ngân hàng và phía khách hàng.

• Vềphía ngân hàng:

Rủi ro tín dụng được thể hiện qua nợ quá hạn, nợ xấu và dựphòng rủi ro tín dụng. Khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng nhanh vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt quá ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro.

• Vềphía khách hàng:

Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽxảy ra. Lúc đó ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để đềra quyết định kịp thời.

Do đó, đểnhận biết RRTD, ngân hàng cần phải làm những công việc sau: + Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: phân tích chung toàn bộdanh mục để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về loại tiền. Cần kết hợp dựbáo kinh tếvĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộdanh mục.

+ Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từkhi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từphía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay.

c. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độcác rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra đểxem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.

Trong mô hình này, ngân hàng sẽtiến hành phân tích 6 yếu tố liên quan đến khách hàng để đánh giá rủi ro của khách hàng từ đó tiến tới quyết định cấp tín dụng. Mô hình 6Cđược xem như công cụ hữu hiệu. Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không.

+ Tư cách khách hàng: Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trảnợ khi đến hạn

+ Năng lực khách hàng: Khách hàng phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự đểký kết hợp đồng tín dụng.

+ Thu nhập của khách hàng: Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay, khách hàngcó đủkhả năng trảnợhay không.

+ Bảo đảm tiền vay: Là nguồn đểthu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trảnợ.

+ Các điều kiện: Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.

+ Kiểm soát:Đánh giá nhữngảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chếhoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Sơ đồ1.4: Mô hình 6C

Mô hình 6C thương đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trìnhđộ phân tích, đánh giá chủquan của CBTD.

• Mô hình xếp hạng của Moody³s và Standars & Poor³s:

RRTD thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và những khoản vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi 1 số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody³s và Standars & Poor³s.

6C Character (Tư cách) Capacity (Năng lực) Cash (Thu nhập) Collateral (Bảo đảm tiền vay) Conditions (Điều kiện) Control (Kiểm soát)

Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của MoodyÄs và Standars & PoorÄs Xếp hạng Tình trạng Theo Standard &Poor³s Theo Moody³s

Aaa AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất Aa AA Chất lượng cao

A A Chất lượng trên trung bình Baa BBB Chất lượng trung bình

Ba BB Chất lượng trung bình, mang yếu tố đầu cơ B B Chất lượng dưới trung bình

Caa CCC Chất lượng kém

Ca CC Mang tính đầu cơ, có thểvỡnợ C C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu d. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sửdụng các biện pháp, kỹthuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, nhữngảnh hưởng không mong đợi có thểxảy ra với ngân hàng.

Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:

+ Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định đểkiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các sốliệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờtrình cho vay và các hồ sơ liên quan đểtìm hiểu quan điểm của CBTD, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnhđạo và trình

+ Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng, kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với sốliệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.

+ Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.

e. Tài trợrủi ro tín dụng

Tài trợ RRTD là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để chuẩn bị các nguồn tài chính nhằm bù đắp những tổn thất khi RRTD xảy ra.

Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định tính chính xác những tổn thất vềtài sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần có biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: bảo đảm tín dụng, chuyển giao rủi ro tín dụng và lập quỹdựphòng rủi ro tín dụng.

• Bảo đảm tín dụng: Ngân hàng áp dụng các biện pháp tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng gồm: Thếchấp tài sản, cầm cốtài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

• Chuyển giao rủi ro: Chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác, bao gồm:

+ Mua bảo hiểm tín dụng

+ Bán nợ: Tổ chức có thế mạnh hơn trong việc thu hồi nợ so với ngân hàng cho vay, họ mua lại các khoản vay từngân hàng cho vay và tiến hành việc cơ cấu hoặc đòi nợtừchủkhoản vay.

+ Chứng khoán hóa: Người mua chứng khoán sẽthanh toán khoản nợ và thu hồi lại vốn từ người phát hành hoặc người mua lại.

+ Hoán đổi tín dụng: Thông qua một tổ chức tín dụng trung gian, ngân hàng tiến hành mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay. Khi có một khoản vay không thể thu hồi, Ngân hàng sẽ nhận được một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá trị khoản vay trừ đi giá trị thanh lý của tài sản đảm bảo cho vay.

• Lập quỹdựphòng rủi ro tín dụng: Quỹdựphòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục rủi ro nếu có trong những tình huống này. Trong trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro.

1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trịrủi ro tín dụng

1.3.4.1. Nhân tốchủquan

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng: CBTD có ảnh hưởng đến tất cảcác khâu quan trọng từnhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng. Do đó, CBTD cần có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD, cần có những đánh giá khách quan, chính xác về khách hàng, khả năng trả nợ của họ cũng như đối tác tham gia bảo lãnh cho khách hàng, cần dự báo được nhũng vấn đề có thểsẽphát sinh từphía khách hàng gây bất lợi cho ngân hàng. Đồng thời, cần phải chú ý đến hai nhân tố đó là năng lực trìnhđộ và vấn đề đạo đức của cán bộnhân viên.

+Năng lực điều hành của Ban lãnhđạo: Ban lãnhđạo có trách nhiệm đảm bảo công tác quản trịRRTD hoạt động một cách đúng đắn và có khả năng ứng phó với những thay đổi của môi trường đểcó những biện pháp xửlý thích hợp.

+ Công tác quản trị, tổchức và kiểm soát nội bộ: Khi công tác quản trịvà tổ chức được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ; các phòng ban, bộphận có mối quan hệhỗ trợbổsung lẫn nhau trong mọi hoạt động thì nó sẽcó tác dụng thúc đẩy ,hỗtrợ và làm tăng khả năng chủ động ngừa và xử lý RRTD. Đồng thời, công tác kiểm soát nội bộtốt sẽgiúp cho các cán bộngân hàng thực hiện công việc theo đúng quy định,đúng pháp luật, tránh tình trạng làm bừa, làmẩu và nó giúp cho ngân hàng kịp thời phát hiện và có các biện pháp khắc phục những khoản nợcó vấn đề.

+Cơ sở vật chất của ngân hàng: Nếu cơ sở vật chất của ngân hàng tốt, được trang bị đầy đủ đặc biệt là khi ngân hàng sởhữu các phần mềmứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thì không những tăng năng suất công việc mà còn có thể khiến cho quá trìnhđánh giá rủi ro hiệu quả hơn từ đó công táckiểm soát RRTD tốt hơn.

+ Mức độ phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng và cực kỳ phức tạp. Các hoạt động đem lại lợi nhuận càng lớn thì mức độrủi ro của hoạt động đó càng cao.

1.3.4.2. Nhân tốkhách quan vềphía khách hàng

Khách hàng vay vốn gian lận, cố tình làm sai, làm giảhồ sơ, tài liệu vì ngân hàng thu thập thông tin chủ yếu từ khách hàng vay vốn và trung tâm thông tin tín dụng CIC, những thông tin từ CIC không thường xuyên, do đó nguồn thông tin chủ yếu vẫn từ khách hàng vay vốn. Vì vậy, nếu khách hàng cố tình gian lận thì ngân hàng không thểkiểm soát được mức độrủi ro của khoản vay.

1.3.4.3. Nhân tốkhách quan

+ Nền kinh tế ổn định là tiền đề cho việc phát triển của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định thì nó làm cho tín dụng tăng trưởng tốt, khách hàng vay vốn cũng phát triển hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, từ đó vốn vay của ngân hàng sẽ được hoàn trả đúng hạn.

+ Môi trường pháp lý: Là hệ thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD. Nếu môi trường pháp lý đầy đủ chặt chẽ, các quy định đồng bộ thống nhất thì công tác quản lý và xử lý TSĐB dễ dàng hơn. Do đó môi trường pháp lý phải đảm bảo rõ ràng, không mâu thuẫn nhau đồng thời phải có các văn bản hướng dẫn kèm theo, tạo điều kiện cho ngân hàng áp dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh, cải thiện công tác quản trị RRTD.

+ Yếu tô chính trị- xã hội cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD của NHTM. Bởi vì kinh tếvà chính trị có mối quan hệbổtrợ lẫn nhau. Một đất nước có chính trị ổn định, xã hội duy trì tốt thì nền kinh tếcủa nước đó sẽphát triển.

Chương 2 –Thực trạng rủi ro tín dụngđối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổphầnĐông Á- Chi nhánh Thành phốHuế.

2.1. Tổng quan vềNgân hàng thương mại cổphầnĐông Á- Chi nhánhThành phốHuế. Thành phốHuế.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàngthương mại cổ

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)