Phân loại nhóm nợ đối với KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu khóa luậ n:

2.2.2.Phân loại nhóm nợ đối với KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần

phần Đông Á- Chi nhánh Thành phốHuế giai đoạn 2015–2017

Bảng 2.6: Dư nợphân theo nhóm nợ đối với KHCN tại DongA Bank–Chi nhánh TP Huếgiai đoạn 2015-2017

Đơn vịtính: Triệu đồng

Năm Chỉtiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 GT GT GT +/- % +/- % Nhóm 1 173.477 213.801 163.070 40.324 23,2 -50.731 -23,7 Nhóm 2 316 1030 666 714 225,9 -364 -35,3 Nhóm 3 65 50 77 -15 -23,1 27 54 Nhóm 4 55 80 70 25 45,5 -10 -12,5 Nhóm 5 110 140 280 30 27,3 140 100 Nợxấu 230 270 427 40 17,4 157 58,1 Tổng dư nợ KHCN 174.023 215.101 164.163 41.078 23,6 -50.938 -23,7

(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng–DongA Bank–Chi nhánh TP Huế)

Trong thời gian qua, DongA Bank nói chung và DongA Bank – Chi nhánh TP Huế nói riêng đã và đang chú trọng hoạt động quản lý quản trị rủi ro, trong đó công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được Chi nhánh đảm bảo thực hiện theo đúng quy định theo Thông tư 9/2014/TT - NHNN được NHNN ban hành ngày 18/03/2014.

Qua bảng 2.6 ta thấy, nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) luôn chiếm tỷtrọng rất cao trong tổng dư nợ tại DongA Bank – Chi nhánh TP Huế giai đoạn 2015-2017, trên 99% tổng dư nợcá nhân.

Mặc dù, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ nhưng nợ xấu đang có xu hướng tăng qua các năm. Nợ xấu năm 2015 chỉ có 230 triệu đồng, năm 2016 đạt 270 triệu tăng 17,4%, và đến năm 2017 nợxấu tăng lên 58,1% so với năm 2016 đạt 427 triệu đồng. Nguyên nhân là do DongA Bank đã ít chú trọng nhiều tới tiêu chí quản trị rủi ro, mà lại "lao mạnh vào" lĩnh vực mới là bất động sản để đẩy mạnh tín dụng. Vì thế, từ một ngân hàng mạnh về mảng bán lẻ, công nghệ, DongA Bank chuyển hướng sang cho vay bất động sản đúng lúc thị trường này đóng băng, dẫn đến sa lầy bởi nợ xấu, Ngoài ra việc các tổ chức tín dụng áp dụng chuẩn mực mới vềphân loại nợchặt chẽ hơn đểphản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu cũng là lí do khiến tình trạng nợ xấu tăng cao như vậy. Chi nhánh cần triển khai các giải pháp thu hồi nợ, xửlý tài sản đảm bảo,… đểxửlý nợ xấu có hiệu quả hơn.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tạiNgân hàng thương mại cổphần Đông Á- Chi nhánh Thành phốHuế.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 54 - 55)