Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu khóa luậ n:

2.4.4.Hạn chế và nguyên nhân

2.4.4.1. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quảmàChi nhánh đãđạt được thì còn tồn tại những hạn chếcần phải loại bỏ, khắc phục đểChi nhánh phát triển hiệu quả hơn như:

+ Mặc dù tỷlệ nợ xấu/tổng dư nợ ở mức thấp (0,26%) nhưng tình trạng nợ xấu tăng nhanh trong giai đoạn này (năm 2017 tăng 58,1% so với năm 2016)là một dấu hiệu xấu, Chi nhánh cần chú ý và có các biện pháp xửlý kịp thời.

+ Khó khăn trong việc thẩmđịnh và đánh giá khách hàng cá nhân:Việc thẩm định khách hàng (mục đích sửdụng vốn, khả năng tài chính, TSĐB…) chưathực sự đạt chất lượng cao. Điều này là do CBTD thiếu thông tin, thiếu kiến thức thực tế đồng thời thiếu những đánh giá độc lập. Ngoài ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách Nhà nước thường xuyên thay đổi, không minh bạch và không có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, khó khăn cho công tác kiểm soát ngân hàng.

+ Thực tế tại DongA Bank– Chi nhánh TP Huếmặc dù đã thành lập phòng quản trị RRTD độc lập tuy nhiên phần lớn các cán bộ quản trị rủi ro đều là những cán bộ tín dụng chuyển sang, vì vậy ít có kinh nghiệm chuyên sâu về quản trị RRTD . Mặt khác, việc dự đoán và tính toán mức độ rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Rủi ro xảy ra và gậy hậu quảthì sau đó cán bộ ngân hàng mới họp bàn và tìm cách giải quyết.

+ Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: Phòng phát triển kinh doanh của ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay nên công việc tập trung một nơi.Phần lớn hồ sơ tín dụng tại chi nhánh thì nhân viên tín dụng vừa nhận hồ sơ, vừa thẩm định phương án vay vốn, vừa giám sát việc sửdụng vốn của khách hàng nên vẫn chưa chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay hoặc nếu có cũng chỉlà hình thức. Do đó,bộphận này thường tiềmẩn nhiều rủi ro. Cụthể:

- Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu tín dụng nên họ có thể phân tích các

khách hàng theo chiều hướng tốt hơn so với thực tế thẩm định để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉtiêu về dư nợ.

- CBTD tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đôi khi có sự thông đồng giữa CBTD và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu đểvay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc CBTD để được vay tiền ngân hàng.

+ Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ của DongA Bank chỉ dừng ở mức phân loại, xếp hạng khách hàng mà chưa đánh giá được hết khả năng lượng hóa rủi ro còn bộc lộnhững hạn chếlàmảnh hưởng đến việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

+Công tác giám sát sau cho vay chưa đạt hiệu quảtối đa: CBTD thiếu giám sát và quản lý khách hàng sau cho vay hoặc chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế mà chỉ tập trung vào việc thẩm định trước khi cho vay. Dẫn đến khách hàng sửdụng vốn sai mục đích, không đảm bảo được khả năng trả nợ khi đến hạn. Nguyên nhân do: yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của CBTD, do việc quản lý số lượng khách quá đông (đặc biệt khách hàng cá nhân), không sắp xếp và phân bổ khoa học thời gian cho việc kiểm soát sau cho vay.

+ Chi nhánhchưa đa dạng các hình thức tài trợ rủi ro mà chủyếu sửdụng hai hình thức xử lý là tài sản đảm bảo, hoặc dùng quỹdự phòng rủi ro để xử lý rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á – chi nhánh thành phố huế (Trang 72 - 73)