Xác định độ ẩm

Một phần của tài liệu điều chế trà an thần từ dược liệu thiên nhiên vông nem, lá sen trinh nữ và lạc tiên (Trang 44 - 45)

L ỜI CẢM ƠN

3.4.1.2 Xác định độ ẩm

Nguyên tắc: Dựa vào sự giảm khối lượng của mẫu thử biểu thị bằng phần trăm (kl/kl) khi được làm khô trong điều kiện xác định ở mỗi dược liệu. Phương pháp này dùng để xác định hàm lượng nước, một phần hoặc toàn bộ lượng nước kết tinh và lượng chất dễ bay hơi khác trong mẫu thử[1].

Dụng cụ hóa chất: Cốc thủy tinh, tủ sấy.

Cách tiến hành [1]: Rửa sạch 4 cốc sứ có nắp 40mm, sấy khô trong tủ sấy ở

nhiệt độ 105°C đến khối lượng không đổi rồi đem cân (a). Cân 3g mẫu cho vào cốc đặt vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 105°C trong 4 giờ, lấy cốc ra cho vào bình hút ẩm đến

nhiệt độ phòng rồi đem cân. Tiếp tục sấy như trên sau 2 giờ cân một lần đến khối lượng không đổi (b). Độ ẩm của mẫu được xác định theo công thức:

  3 100 3 b a P   

Trong đó: P: độ ẩm của mẫu thử (%). a: khối lượng cốc sứ (g).

Chương 3: Thực nghiệm

Võ Văn Quốc 32 Thực hiện thí nghiệm 1 lần trên mỗi mẫu dược liệu trong 4 cốc , lấy kết quả

trung bình.

Hình 3.2: Xác định độ ẩm dược liệu

Kết quả: Sau mỗi lần thí nghiệm ta được một độ ẩm cho một loại dược liệu, như vậy sau 4 lần thì ta đo được độ ẩm của 4 loại dược liệu. Tất cả 4 loại dược liệu đều nhỏ hơn 13%, đã đạt yêu cầu trong Dược Điển IV Việt Nam. Cụ thể như sau:

Lạc tiên 12,8%, lá Sen 12,5%, Vông nem 12,5% và Trinh nữ 12,3%.

Một phần của tài liệu điều chế trà an thần từ dược liệu thiên nhiên vông nem, lá sen trinh nữ và lạc tiên (Trang 44 - 45)